【al tai vs】Mỏi mòn chờ nước sạch

时间:2025-01-10 11:30:52 来源:88Point

Nhiều năm nay,ỏimnchờnướcsạal tai vs 40 hộ dân ở tuyến đường Hoàng Hoa Thám, khu vực 8, phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, vẫn chưa có nước sạch sử dụng. Đây là hệ lụy của tình trạng nguồn nước mặt ngày càng ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gia tăng.

Do chưa có nước sạch sử dụng nên người dân ở khu vực 8, phường Hiệp Thành sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt.

Là địa bàn tập trung Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã Ngã Bảy, nên phường Hiệp Thành đang đối mặt với thách thức lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước mặt. Theo thống kê chưa đầy đủ của UBND phường Hiệp Thành, toàn phường có 4 doanh nghiệp có quy mô lớn đang hoạt động trong cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và hàng chục cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, lẻ nên vấn đề phát sinh lượng nước thải ra môi trường là điều không thể tránh khỏi. Đó là chưa kể, phường còn có hơn 2.000 hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô hộ gia đình. Phần lớn các chất thải từ gia súc, gia cầm không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng cao. Bên cạnh đó, việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến nguồn nước ở các kênh, mương bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của con người.

Hiểu được điều này nên thời gian gần đây nhu cầu về sử dụng nước sạch của người dân ở khu vực 8, phường Hiệp Thành ngày càng cao. Thế nhưng, do chưa được đầu tư nước sạch nên các hộ dân ở khu vực này vẫn phải sử dụng nước sông hoặc nước giếng khoan trong sinh hoạt hàng ngày. Không giấu nổi bức xúc, ông Lê Hoàng Khương, ở khu vực 8, phường Hiệp Thành, cho biết: “Nước sông bây giờ ô nhiễm lắm nên từ khi về đây sinh sống, gia đình tôi đã khoan giếng để sử dụng. Nước mưa cũng đâu dám chứa nhiều vì sợ lăng quăng. Mặc dù có nước giếng nhưng khổ nỗi nước bị nhiễm phèn. Mỗi lần bơm lên là có mùi bùn, muốn có nước xài thì phải lóng phèn mới sử dụng được”.

Còn ông Nguyễn Tấn Phát, ở khu vực 8, phường Hiệp Thành, chia sẻ: “Ở khu vực này không phải nhà nào cũng khoan được giếng để lấy nước, nếu may mắn thì được tầng nước tốt, còn không thì nước cũng bị nhiễm bùn, phèn nên vẫn phải sử dụng nước sông. Qua các lần tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng đã kiến nghị rất nhiều, thế nhưng đã mấy năm trôi qua, vấn đề nước sạch vẫn chưa thể giải quyết”.

Theo người dân nơi đây, dọc tuyến đường Hoàng Hoa Thám này có khoảng 40 hộ đang sinh sống với chiều dài 1,2km. Từ trục đường ống chính chỉ cách khu này bởi cầu chữ Y. Thế nhưng đã mấy chục năm qua, người dân ở tuyến đường này vẫn chưa được đầu tư nước sạch. “Chúng tôi cũng biết các hộ dân trong đoạn đường này thưa nên sau nhiều lần kiến nghị người dân cũng hoàn toàn đồng ý đóng tiền để kéo tuyến nhánh rẽ. Thế nhưng, cần ở một giới hạn nhất định, chứ mức phí quá cao thì chúng tôi là dân lao động thì không đóng nổi”, ông Phát phân trần.

Ông Phạm Hoài Bạch, Phó Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: Do cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung theo đúng quy định nên việc xử lý nước thải là do ý thức của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, do lượng nước thải phát sinh lớn nên thời gian qua vẫn có một số doanh nghiệp bị xử phạt vì lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất chưa đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường. Không những thế, nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư tập trung có hàm lượng hợp chất hữu cơ cao nhưng chưa được xử lý triệt để trước khi xả vào nguồn nước. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng nước sạch hiện nay trên địa bàn phường là rất lớn. Vấn đề này đã được người dân phản ánh nhiều lần ở các kỳ họp tiếp xúc cử tri. Thế nhưng, vì do chi phí đầu tư ban đầu khá lớn nên dù đã phản ánh nên người dân vẫn chưa thể có nước sạch sử dụng.

Ông Bùi Trọng Lực, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang, cho biết: Hàng năm, công ty đều xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước, tuy nhiên cũng tùy theo điều kiện cụ thể mà điều chỉnh linh hoạt dựa trên nhu cầu bức xúc của người dân với khả năng tài chính của công ty. Riêng tuyến đường như người dân phản ánh, hiện đã có hơn 10 hộ được công ty cấp nước sử dụng. Tuy nhiên, số còn lại do hộ quá thưa, trong khi khả năng tài chính của công ty năm nay có giới hạn nên hiện chưa thể đầu tư được, còn nếu người dân tự bỏ chi phí kéo ống thì rất lớn. Theo tính toán, để đầu tư tuyến ống truyền tải kể cả mở rộng mạng lưới và lắp đặt đồng hồ thì chi phí trung bình mỗi hộ (tính mỗi hộ cách nhau 15m) phải đầu tư 4,5 triệu đồng. Chính vì thế, trên cơ sở bức xúc trên, công ty sẽ ghi nhận và cân đối nguồn tài chính để sang năm tiếp tục mở rộng mạng lưới cấp nước, góp phần đem nước sạch đến người dân.

Bài, ảnh: THANH THÚY

推荐内容