【vdqg ai cập】Những bóng hồng trên bục giảng
Vượt khó bám trường Từ TP. Cà Mau phải vượt qua đoạn đường dài mới đến được trường Tiểu học 1 Viên An. Đây là ngôi trường nằm ở vùng sâu thuộc xã bãi ngang ven biển của huyện Ngọc Hiển nên còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Trường có 409 học sinh nhưng có 73 em thuộc diện hộ nghèo. Cơ sở vật chất đã cũ, sân trường, phòng học luôn phải đối mặt với những trận nước ngập khi thuỷ triều dâng. Thầy Lê Đức Thành, Hiệu trưởng trường Tiểu học 1 Viên An, cho biết, phần vì điều kiện kinh tế, phần do địa hình đặc thù vùng sông nước nên điều kiện đến trường tìm và dạy con chữ của cả học sinh và giáo viên đều lắm vất vả. Vì vậy, cứ mỗi năm, trường lại có hồ sơ xin chuyển công tác của giáo viên. Tuy nhiên, cũng có những người “lái đò” luôn thầm lặng vững vàng tay lái để đưa "con tàu tri thức" của vùng đất này ngày càng vươn xa. Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hiền, giáo viên của trường Tiểu học 1 Viên An, luôn được đồng nghiệp nhắc đến nhiều lần bằng cả sự trân quý bởi sự cần cù, chịu thương, chịu khó. Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm tại Bạc Liêu, cô Hiền về nhận nhiệm vụ công tác tại đây. Từ đó đến nay đã 20 năm, không biết đã bao nhiêu chuyến phà đưa cô qua bên kia sông để "gieo" con chữ. Ngày xưa, khi tuyến đường Hồ Chí Minh và cầu Năm Căn chưa được xây dựng, huyện Ngọc Hiển được xem là một "ốc đảo" bơ vơ, phương tiện đi lại chủ yếu là tàu đò, xuồng máy. Đối với tuổi trẻ nhiều ước mơ, hoài bão thì việc gắn bó lâu dài với vùng đất này là rất khó. Thế nhưng, bằng tình yêu nghề, quyết tâm vượt khó, cô giáo trẻ đã vượt qua tất cả. Cô Hiền tâm tình: “Hơn 20 năm sinh sống tại Cà Mau thì cũng ngần ấy thời gian tôi gắn bó với Ngọc Hiển. Giọng nói người Hà Tĩnh vì thế cũng không còn đặc sệt cái chất miền Trung nữa. Đó cũng là điều bình thường, vì nơi đây giờ là quê hương thứ 2 của tôi rồi” Để những học trò vùng quê nghèo khó thêm vững vàng kiến thức, sánh vai cùng với bạn bè, cô Hiền cũng như những thầy cô giáo khác luôn trăn trở, tìm phương pháp giảng dạy làm sao để truyền đạt đến học trò một cách tốt nhất. Riêng đối với bản thân mình, cô luôn cống hiến không ngừng nghỉ, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 2 lần đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học theo mô hình VNEN, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh nhiều năm liền. Không chỉ cô Hiền, rất nhiều cô giáo trẻ đang nhận nhiệm vụ công tác tại vùng sâu của huyện Ngọc Hiển đều dành trọn tâm sức với nghề. Mỗi người một hoàn cảnh nhưng tựu trung lại, họ vẫn miệt mài bên con chữ. Người ta thường ví von “cô giáo như mẹ hiền” để thể hiện sự trân trọng cũng như vai trò của các cô giáo trên bục giảng. Cô Ngô Kim Thi, giáo viên trẻ tuổi công tác 2 năm tại trường Tiểu học 2 Viên An, chia sẻ: “Sau khi tốt nghiệp, mình quyết định về lại vùng đất mình đã sinh ra và lớn lên để cống hiến. Cuối tuần muốn về thăm nhà thì ngồi trên chuyến đò chở học sinh mà ngày xưa mình đi học. Trường nằm sâu trong vùng nông thôn, học sinh và giáo viên còn rất nhiều thiếu thốn, tuy ở nhà tập thể nhưng cũng đã xuống cấp. Hy vọng mai này giáo viên ở những vùng sâu còn nhiều khó khăn tôi tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm hơn để yên tâm sống với tình yêu nghề mà mình đã chọn”. Những người vợ đảm việc nhà Ngoài hoàn thành xuất sắc công việc trên lớp, các cô giáo luôn vun vén, giữ lửa cho mái ấm gia đình. Câu chuyện về hoàn cảnh của những cô giáo vùng sâu được ví như những bông hoa đẹp điểm tô cho đời thêm rực rỡ. Chúng tôi theo chân cô Nguyễn Thị Bích Hiền trở về căn nhà nhỏ ấm cúng mà vợ chồng cô xây cất được từ năm 2014. Căn nhà nhỏ nhưng là vốn liếng của cả vợ chồng và vay mượn thêm mới có được. Chồng cô Hiền là lính biên phòng. Sau khi kết hôn, năm 2007, anh nhận nhiệm vụ công tác tại Hòn Khoai, Hòn Chuối. Do công việc đặc thù của người lính thường xuyên xa nhà nên cô Hiền phải đảm đương tất cả công việc nhà. Khó khăn chồng chất khó khăn khi 2 đứa con lần lượt chào đời. “Giai đoạn các con còn nhỏ chỉ có một mình, nghĩ về chồng đang làm nhiệm vụ ngoài kia mình chỉ biết cố gắng nuôi dạy con thật tốt, đồng thời làm tốt công việc chuyên môn. Điều đáng mừng là hiện tại cả 2 đứa con của mình đều được đến trường, vợ chồng đã có ngôi nhà riêng để sống, không còn cảnh chật vật khi ở nhà tập thể như trước”, cô Hiền bộc bạch. Cũng như cô Hiền, cô Nguyễn Thị Phương Thuý, giáo viên trường Tiểu học 1 Viên An cũng vừa làm mẹ, vừa làm cha để quán xuyến cuộc sống gia đình vì có chồng là bộ đội tại Trạm Rada 23. Hiện tại cuộc sống của hai mẹ con cô Thuý chỉ gói gọn trong căn phòng tập thể đã xuống cấp, hễ tới mùa nước dâng cao thì phải lội bì bõm. “Để đảm bảo công việc chuyên môn, mình phải luôn cân đối, sắp xếp thời gian cho hợp lý. Giáo viên ở vùng nông thôn chỉ biết dựa vào đồng lương chứ không có thêm công việc nào khác nên cuộc sống còn chật vật lắm”, cô Thuý tâm sự. Cuộc sống tuy thiếu thốn là vậy, nhưng cô Thuý luôn hoàn thành tốt công việc, với gia đình cô luôn là hậu phương vững chắc để chồng yên tâm công tác, làm nhiệm vụ thiêng liêng được giao phó. Tin rằng mai này, những mầm non của các cô đang nuôi dưỡng sẽ tiếp nối truyền thống gia đình, là những người có ích cho gia đình, xã hội. Theo con nước lớn ròng, con sông ngầu đục một màu phù sa rẽ nước thành những dòng chảy xiết thật đáng sợ. Những chiếc phà qua sông cũng trở nên nhỏ bé trước thiên nhiên. Đường đến trường của học sinh và các cô giáo vùng sâu cách trở bao nhiêu thì giá trị con chữ càng đáng trân trọng bấy nhiêu. Sự cần cù, vượt khó của thế hệ nhà giáo như cô Hiền, cô Thuý... sẽ là những tấm gương sáng, là động lực để những thế hệ mai sau tiếp bước./. Kim Chi (CMO) Dù xa xôi, cách trở và vô cùng khó khăn, ở xứ rừng Đất Mũi vẫn có những cô giáo một lòng tận tuỵ bám trường, bám lớp, cống hiến cả tuổi trẻ cho nghề. Như những hạt phù sa lấn biển, họ đã góp phần đắp bồi tri thức cho vùng đất tận cùng cực Nam Tổ quốc.
Với cô Huỳnh Kim Liên, trường Tiểu học 2 Viên An, tình yêu thương học sinh là động lực phấn đấu bám nghề. Cô Nguyễn Thị Bích Hiền vượt khó bám trường để mang con chữ đến với học trò. Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên trường Tiểu học 1 Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển trong giờ lên lớp. Cô Nguyễn Thị Phương Thuý hiện đang sống trong căn nhà tập thể rất cũ nhưng lòng yêu nghề vẫn cháy bỏng.
相关推荐
-
Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
-
5 người con có học vấn ấn tượng của ông Donald Trump
-
Hai học sinh 11 tuổi cứu bé gái 7 tuổi sắp bị đuối nước dưới ao sen
-
Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2025 "hay lạ"
-
Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
-
Chưa công bố điểm chuẩn bổ sung vào lớp 10 công lập của Hà Nội
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- Tết này không lì xì bằng tiền nữa
- Hội Khuyến học Quảng Nam trao học bổng đến 117 học sinh nghèo vượt khó
- Cho tiền học sinh nghèo đi học, trẻ bỏ học bị miệt thị "ăn cháo đá bát"
- Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- Thi đánh giá tư duy Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2025 có gì thay đổi?
- Trường đại học ở miền Tây có nhiều tân giáo sư, phó giáo sư nhất cả nước
- BUV đóng góp thêm gần 500 nhân lực chất lượng cao cho thị trường toàn cầu
- Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- 12 liệt sỹ ở Quân khu 7 được cấp bằng "Tổ quốc ghi công"
- 随机阅读
-
- Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- Trường xử lý thế nào với lớp "thu 70 triệu, chi ngay 66 triệu đồng"?
- Nghị lực phi thường của cô bé xương thủy tinh
- Nhiều điểm mới trong bài thi TOEFL iBT và SAT từ năm 2024
- Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- Người đàn ông ngủ nhờ nhà 500 người lạ suốt 5 năm để tiết kiệm tiền
- Vụ xúc phạm học sinh tiểu học ở Ninh Bình: Cô giáo nhục mạ nhiều lần
- Đang bị đình chỉ, Trường quốc tế Mỹ bất ngờ thông báo chuẩn bị khai giảng
- Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- 10 tỉnh thành có điểm thi môn lý cao nhất, Vĩnh Phúc tiếp tục dẫn đầu
- Nam sinh viên Đại học Oxford tự sát vì bị tố tấn công tình dục
- Nhìn lại hành trình ươm mầm tài năng công nghệ trẻ tại "Solve for Tomorrow 2022"
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Câu nói cảm động của thầy giáo có học sinh đạt điểm đại học cao nhất tỉnh
- Triển lãm quốc tế giáo dục VIETEDU 2024 đón hàng nghìn lượt khách tham quan
- Hiệu trưởng trường THPT bị tố buông lỏng quản lý, thu tiền sai quy định
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- Những mái trường mới nơi vùng cao Điện Biên
- Mỹ: Nam sinh 17 tuổi vừa mới tốt nghiệp THPT đã có 3 bằng cao đẳng
- Ba người thầy giúp thay đổi cuộc đời Phó giáo sư người Việt tại Mỹ
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Hơn 800.000 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2020
- Afghanistan: Cuộc chiến chưa kết thúc
- Thủ tướng: Covid
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Israel Meirav Eilon Shahar
- Chính phủ họp phiên thường kỳ đầu tiên của nhiệm kỳ mới
- Chứng khoán phiên 30.10: VN
- Việt Nam, Hoa Kỳ cần sáng tạo để đẩy nhanh phát triển
- Thiên Nam (TNA) lên tiếng giải trình khi cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch
- Đà Nẵng sẽ không cấp phép mới cho tàu cá hoán cải thành tàu du lịch
- Chính phủ sẽ tổng kết công tác tái cơ cấu DNNN trong tháng 7/2016