您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【lich thi dau hôm nay】Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóa 正文

【lich thi dau hôm nay】Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóa

时间:2025-01-12 13:29:40 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Mỗi năm trong giai đoạn 2011-2021, Việt Nam ghi nhận khoảng 20.000 cuộc kết hôn với người nước lich thi dau hôm nay

Mỗi năm trong giai đoạn 2011-2021,ôidạyconkhivợchồngkhácquốctịchvănhólich thi dau hôm nay Việt Nam ghi nhận khoảng 20.000 cuộc kết hôn với người nước ngoài, riêng năm 2018 (53.214 cuộc), theo kết quả nghiên cứu Biến đổi xu hướng kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và khu vực Đông Á giai đoạn 2001-2021, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022.

Khi kết hôn với một người khác quốc tịch, việc dung hòa các yếu tố như ẩm thực, văn hóa, lối sống… giữa hai bên trong cuộc sống gia đình là điều không đơn giản với nhiều cặp đôi. Đến khi có con, việc nuôi dạy đứa trẻ trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng trở thành thách thức không nhỏ.

Nói với phóng viên, 4 gia đình đa quốc tịch, hiện sinh sống ở cả Việt Nam và nước ngoài chia sẻ cách mình thích nghi cũng như quan điểm, phương pháp nuôi dạy trẻ.

Mẹ quyết định phần lớn

Vợ: Cẩm Tú, quốc tịch Việt Nam

Chồng:Jang Sang Hee, quốc tịch Hàn Quốc

Nơi sống: Hà Nội, Việt Nam

Con gái:Jang Jae Yi (Tú Anh), 2 tuổi

Quan điểm nuôi con:

Trong hai chúng tôi, Tú là người quyết định chủ yếu trong việc nuôi con vì hai đứa đang sống ở Việt Nam, quen nếp sinh hoạt tại đây. Cả hai chỉ bàn bạc ở những chuyện quan trọng như cho con học trường nào, ở đâu.

Chúng tôi không ưu tiên con học ngôn ngữ nào hơn mà muốn để con phát triển tự nhiên. Hàng ngày, bé giao tiếp với bà ngoại và mẹ bằng tiếng Việt, đôi khi bằng tiếng Hàn với mẹ và hoàn toàn bằng tiếng Hàn với bố.

Chúng tôi cho rằng tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ quan trọng nhưng chưa vội dạy mà chỉ để con tiếp xúc tự nhiên qua các bài hát đơn giản, nếu con tỏ ra yêu thích sẽ đầu tư hơn. Đến nay, sinh hoạt hàng ngày của con thiên về văn hóa Việt Nam hơn Hàn Quốc vì ở nhà với bà và mẹ là chủ yếu.

Jae Yi nói được hai ngôn ngữ là Việt Nam và Hàn Quốc. Bé theo học trường Hàn Quốc để quen thêm với văn hóa quê hương bố.

Một trong những mối lo của hai vợ chồng là việc tiếp xúc cùng lúc nhiều ngôn ngữ có thể gây rối loạn, song may mắn là chúng tôi nhận thấy bé đang tiếp thu khá tốt dù phát âm đôi chỗ còn ngọng, nhưng đứa trẻ nào ở tuổi này cũng vậy.

Theo chúng tôi cảm nhận, phương pháp nuôi dạy con của Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng có vẻ ở Hàn sẽ thoải mái và để con tự lập nhiều hơn chút. Tuy nhiên, giờ nhiều mẹ Việt hiện đại cũng đang thay đổi theo hướng đó, tham khảo nhiều phương pháp thông minh, hiệu quả hơn. 

Cân bằng văn hóa

Vợ: Yến Nhi, quốc tịch Việt Nam

Chồng:John Lapp, quốc tịch Mỹ

Nơi sống:thị trấn Crossville, bang Tennessee, Mỹ

Con trai:David Nguyễn Lapp (2,5 tuổi)

Quan điểm nuôi con:

Chúng tôi không ưu tiên hay chú trọng con phải học những gì mà muốn con được tiếp xúc cùng lúc nhiều thứ để tự chọn những gì bé thích.

David tiếp xúc và sử dụng 3 ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Đức (từ người Amish, gốc bên bố). Bé nói chuyện với mẹ bằng tiếng Việt, với bố bằng tiếng Đức và khi có cả gia đình thì tiếng Anh.

Chuyện ăn uống, chúng tôi cũng không quá câu nệ. Ngoài việc bữa nào cũng phải có cơm vì bé David rất thích, mẹ Nhi luôn cố gắng cân bằng ẩm thực giữa 3 văn hóa. Trong sinh hoạt cũng vậy, chúng tôi để bé tìm hiểu tất cả nhưng thiên về văn hóa Mỹ và Amish nhiều hơn, một phần do nơi đang sống rất ít người Việt.

Tất nhiên, để cân bằng được các yếu tố văn hóa khác nhau trong một gia đình và nuôi dạy con cái không phải điều dễ, hai vợ chồng cố gắng chọn lọc những điều tích cực từ mỗi bên để con tiếp thu. Dù vậy, chúng tôi luôn đặt sở thích và lựa chọn của bé lên hàng đầu.

Để mọi thứ tự nhiên

Vợ:Nguyễn Thị Thêu, quốc tịch Việt Nam

Chồng:Maxime Godin-Murphy, quốc tịch Canada

Nơi sống:không cố định, hiện lưu trú tại TP.HCM, Việt Nam

Hai con gái: Kim (9 tuổi) và An (3,5 tuổi)

Quan điểm nuôi con:

Chúng tôi là “gia đình phượt”, liên tục xê dịch khắp thế giới và không ở một nơi cố định nên việc chăm con cũng khá “thoáng”. Vợ chồng tôi đều dễ tính, sống theo kiểu tối giản, để mọi thứ tự nhiên.

Hai bé nhà chúng tôi cũng dễ ăn uống, phần vì từ sớm ba mẹ quyết định không chăm quá kỹ, bao bọc từng chút. Không phải chúng tôi không làm được mà cho rằng không cần quá cầu kỳ, miễn sao các con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt là được.

Cuộc sống xê dịch của gia đình cũng dẫn tới việc các con sớm tự lập. Khoảng từ 2 tuổi, hai đứa đã bắt đầu tự tắm gội dưới sự theo dõi của ba mẹ, rồi dần tự làm mà không cần ai giúp.

Về học văn hóa, bé nhỏ chưa đi học, ở nhà cũng không học gì, chỉ tự vẽ, viết theo sở thích. Bé lớn 6 tuổi cũng mới bắt đầu học chữ cái, số, chúng tôi không dạy gì trước mà để con tự muốn học gì thì ba mẹ hướng dẫn cái đó. Hiện, Kim học theo chương trình homeschool (tự học tại nhà) của Mỹ và thường 3-4 tháng là con xong một lớp. Theo hướng dẫn, nếu muốn, con có thể thi và lên 2 lớp/năm, nhưng chúng tôi ưu tiên cho bé chơi, chỉ học một lớp/năm.

Về ngôn ngữ, Kim có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp và Việt. Bé An 3,5 tuổi mới biết nói và cũng sử dụng 3 ngôn ngữ. Sinh ra trong môi trường đa dạng ngôn ngữ, các con sớm được tiếp xúc và nói nhiều thứ tiếng như điều tất nhiên thay vì phải học.

Dù vậy, khác quốc tịch, văn hóa nên vợ chồng tôi cũng có nhiều thứ khác biệt và bất đồng. Cả hai cố gắng không tranh cãi trong việc nuôi dạy con. Chúng tôi đều sống đơn giản, không kỳ vọng các con phải quá thành công mà chỉ muốn con khỏe mạnh, vui vẻ.

Khi trò chuyện, ba mẹ cố gắng tổng hòa các văn hóa, ví dụ như để con phát triển tự nhiên, tôn trọng ý kiến dù con còn bé, nhưng đồng thời cũng trân trọng cội nguồn, lễ nghĩa. Đây cũng là điều mẹ lưu ý các con hơn so với ba.

Nhờ mẹ chồng góp ý khi có xung đột

Vợ:Nguyễn Thị Miên, quốc tịch Việt Nam

Chồng:Dominik Martin Aukschlat, quốc tịch Đức

Nơi sống: thị trấn Eppstein, ngoại thành Frankfurt, Đức

Con trai: Max Nguyen Aukschlat

Quan điểm nuôi con:

Chúng tôi cũng quan niệm nuôi con theo hướng tự nhiên thay vì bó buộc con theo khuôn mẫu nào đó.

Để con biết được văn hóa quê ngoại, vào những dịp lễ Tết ở Việt Nam như Trung thu, Tết Nguyên đán, mẹ Miên đều làm bánh trái, món ăn, kể con nghe những phong tục, lễ nghi truyền thống.

Bên cạnh đó, mẹ cũng thường chuẩn bị món Việt cho con ở nhà và đem đi nhà trẻ, cũng có thể vì vậy mà con khoái cơm, phở hơn bánh mì, thịt nguội.

Về ngôn ngữ, con có xu hướng sử dụng tiếng Đức nhiều hơn vì được tiếp xúc nhiều ở nhà trẻ, môi trường xung quanh, còn tiếng Việt chỉ có mẹ nói ở nhà. Song, con vẫn nghe hiểu khá tốt tiếng Việt. Ngoài ra, con khá thích tiếng Anh thông qua việc xem các video ca hát trên mạng.

Chúng tôi từng lo lắng khi con sử dụng lẫn lộn, không phân biệt rõ các thứ tiếng trong giao tiếp. Giáo viên của con khuyên hạn chế cho con tiếp xúc tiếng Anh lại, để con thuần thục đầu tiên là tiếng Đức, sau đó là tiếng Việt. Khi hai ngôn ngữ này đã ổn, bé có thể học thêm và tiếp thu cũng nhanh, ổn hơn.

Phong cách nuôi dạy trẻ ở Đức khá khác biệt so với Việt Nam. Khi phát hiện con thuận tay trái, Miên từng nghĩ cần uốn nắn, hướng dẫn con sử dụng lại bằng tay phải, như nhiều phụ huynh Việt làm. Song, Dominik nói hãy để con phát triển tự nhiên, ở đây cũng có các thiết bị, dụng cụ phục vụ riêng người thuận tay trái.

Vì đang sống ở Đức, chúng tôi quyết định nương theo văn hóa ở đây nhiều hơn một chút để phù hợp. Mỗi khi có xung đột trong quan điểm, đặc biệt là cách nuôi con, ba mẹ thường tìm hiểu qua Internet, tham khảo người xung quanh, hàng xóm và đặc biệt là mẹ chồng để đi đến thống nhất.

Bà là người am hiểu, có kinh nghiệm và công tâm. Tuy nhiên, bà chỉ đưa ra gợi ý, phân tích để chúng tôi hiểu, hoàn toàn không can thiệp trực tiếp hay quá sâu vào các quyết định dạy con. Mẹ chồng cho rằng cuối cùng, con vẫn là con của ba mẹ, ông bà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ trong việc chơi với cháu, không thể thay thế hai vợ chồng trong bất cứ điều gì.

Theo Zing

Ở nhà chăm con, 9X làm điều khiến nhiều người xuýt xoa

Ở nhà chăm con, 9X làm điều khiến nhiều người xuýt xoa

Để móc được một búp bê bằng len, mọi công đoạn đều phải hết sức tỉ mỉ, khéo léo nhưng Tuyết Nhi không ngại khó, kiên trì tạo ra "đứa con tinh thần" đẹp nhất có thể.