Trong quan điểm đàm phán với EU,ấtngờtuyênbốchỉđàmphánhậuBrexitđếnthábongdaso com chính phủ Anh cho biết muốn có quyền tự do pháp lý và không chấp nhận bất kỳ vai trò nào của Tòa án Công lý Châu Âu trong cơ chế giải quyết tranh chấp.
Chính phủ Anh cho biết, họ hy vọng sẽ đạt được bản phác thảo rộng rãi về một thỏa thuận vào tháng 6, với mục tiêu hoàn tất một thỏa thuận vào tháng 9. Nếu không có đủ tiến bộ vào tháng 6, Chính phủ Anh sẽ cần phải quyết định liệu Vương quốc Anh có nên rời khỏi cuộc đàm phán hay không và chỉ tập trung vào việc tiếp tục chuẩn bị trong nước để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp theo cách có trật tự. Mối đe dọa đặt ra cho Vương quốc Anh trong quá trình sau giai đoạn chuyển đổi theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm trừ khi một trong hai bên hoặc cả hai bên nhượng bộ nhiều hơn trong vòng bốn tháng. Trong khi Vương quốc Anh muốn được tự do đặt ra các quy tắc riêng của mình, EU muốn một số mức độ liên kết quy định, với phương án áp thuế nếu một bên từ bỏ. EU cũng muốn Tòa án Công lý Châu Âu có vai trò trong phán quyết pháp lý.
Chính phủ Anh cho biết, điều này sẽ hạn chế chủ quyền của Vương quốc Anh, trong khi EU lại dành cho các quốc gia khác như Nhật Bản, Canada và Mỹ những thoả thuận cởi mở hơn. Quan điểm đàm phán của Vương quốc Anh yêu cầu: (i) Một thị trường tự do hóa thương mại hàng hóa, không có thuế, phí, lệ phí hoặc hạn chế định lượng đối với thương mại các sản phẩm nông nghiệp hoặc sản xuất. (ii) Cạnh tranh và trợ cấp không phải là đối tượng tuân theo cơ chế giải quyết tranh chấp cuối cùng của hiệp định, đã được báo hiệu trước đó trong tuyên bố chính trị. (iii) Một thỏa thuận riêng về nghề cá cho phép đàm phán hàng năm về việc tiếp cận các vùng nước khác, bao gồm cả sản lượng, tỷ lệ khai thác cho phép. EU muốn đánh bắt cá được coi là một phần của hiệp định chung. (iv) Một thỏa thuận công nhận tương đương về các dịch vụ tài chính sẽ được quyết định trước cuối tháng 6. (v) Không tham gia lệnh bắt giữ của châu Âu nhưng một thỏa thuận dẫn độ tương tự như EU có với Iceland và Na Uy - một lập trường có thể gây ra báo động trong các cơ quan thực thi pháp luật.
Phát biểu tại phiên họp của Hạ viện ngày 27/2, Bộ trưởng Văn phòng Nội các phụ trách kế hoạch Brexit Michael Gove, tin tưởng rằng các cuộc đàm phán này sẽ dẫn đến kết quả có hiệu quả cho cả Vương quốc Anh và EU. Tuy nhiên, quốc hội, cả Brussels và Anh không nên nghi ngờ gì nữa - vào cuối giai đoạn chuyển tiếp, tức vào ngày 31/12, Vương quốc Anh sẽ khôi phục hoàn toàn nền độc lập kinh tế và chính trị. Anh muốn có mối quan hệ thương mại tốt nhất có thể với EU, nhưng để theo đuổi thỏa thuận, Anh sẽ không đánh đổi chủ quyền của mình. Dù kết quả của các cuộc đàm phán là gì, các doanh nghiệp đã được cảnh báo sẽ có sự gián đoạn tại biên giới từ ngày 01/01/2021 vì Vương quốc Anh sẽ không kéo dài thời gian chuyển đổi và do đó sẽ rời khỏi liên minh hải quan và thị trường chung của EU. Ước tính sẽ cần ít nhất 50.000 quan chức hải quan mới để đối phó với những thay đổi.
Tuy nhiên, bỏ qua các điều khoản của WTO có nghĩa là thuế quan và rào cản thương mại trên quy mô lớn. Về vấn đề Bắc Ireland, Anh khẳng định Chính phủ tôn trọng quy định trong thỏa thuận Brexit cho phép Bắc Ireland liên kết với EU về hải quan. Điều này cho thấy sẽ cần phải có một số kiểm tra đối với hàng hóa đi qua Biển Ailen, mặc dù Chính phủ Anh đã nhiều lần nói rằng, trong mọi trường hợp, sẽ không có bất kỳ cơ sở hạ tầng biên giới mới nào giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh.
Đáp lại sách trắng của Anh, nhà đàm phán Brexit của EU Michel Barnier đã đưa ra quan điểm rõ ràng về ý định của Brussels, nhằm nhắc lại tuyên bố chính trị dài 26 trang về mối quan hệ tương lai, được ký bởi Thủ tướng Anh và các nhà lãnh đạo Châu Âu vào 6 tháng trước. Các nguồn tin của EU về cuộc đàm phán cho biết họ không tin rằng Vương quốc Anh đang đe dọa sẽ rời bàn đàm phán vào tháng 6 nếu Brussels không dự trù phương án mở.