【kết quả bo dao nha】Điểm đặc biệt trong văn hóa thưởng trà ở Việt Nam

Nhà cái uy tín 2025-01-11 12:01:39 62688

Không cầu kỳ như Nhật Bản hay nhiều lễ nghi như Trung Quốc,ĐiểmđặcbiệttrongvănhóathưởngtràởViệkết quả bo dao nha văn hóa thưởng trà Việt Nam đơn giản mà phản ánh tinh thần yêu thương, đoàn kết, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định Việt Nam có văn hóa thưởng trà khác hẳn Trung Quốc, Nhật Bản. Văn hóa này ngày nay đang phát triển mạnh mẽ đồng thời phản ánh rõ nét giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nghệ nhân trà Nguyễn Ngọc Tuấn nói thêm Việt Nam còn có nhiều loại trà nổi tiếng khắp thế giới như Thái Nguyên, Ô Long… Theo ông Tuấn, cách thưởng trà của người Việt tùy duyên mà khởi, thể hiện sự giản dị, tinh thần đoàn kết, sự sáng tạo và mang nặng cái tình khi thưởng trà. Đó là chia sẻ tại buổi ra mắt sách Tìm tràcủa nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn vào sáng 28/12 ở TP.HCM.


5 yếu tố thưởng trà

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, người Trung Quốc là dân tộc đầu tiên biết uống trà. “Ngày xưa họ lên rừng hái lá trà cổ thụ về làm thuốc chứ không phải để uống như ngày nay. Đến khi uống thì thấy ngon, thơm, kích thích thần kinh nên mới chế biến thành thức uống”, ông cho biết.

Ông nói thêm văn hóa thưởng trà sau đó lan sang Việt Nam và Nhật Bản. Việt Nam vốn có cây trà cổ thụ chứ không cần lấy từ ai, người dân chỉ tham khảo cách uống rồi chỉnh sửa cho phù hợp. “Có thể nói Việt Nam cũng là một trong những quốc gia khởi thủy của văn hóa thưởng trà”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Theo ông, nếu Nhật Bản có “đạo trà” thiên về nghi lễ, tinh tế và cầu kỳ, Việt Nam lại có 5 yếu tố cần và đủ trong thưởng trà, bao gồm: nhất nước, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh.

Theo đó, yếu tố quan trọng đầu tiên trong văn hóa thưởng trà Việt Nam là nước. Nước phải tinh khiết thì trà mới ngon. “Loại nước bình thường chỉ pha trà 1-2 lần đã nhạt. Nếu lấy được nước suối trong, tinh khiết, pha trà đến 8 lần vẫn còn thơm.”, ông nói thêm.

Từ trái qua, MC Phương Thảo, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nghệ nhân trà Nguyễn Ngọc Tuấn và bạn trẻ đam mê trà Lê Thủy Tiên.

Hai yếu tố tiếp theo là lá trà và cách pha trà. Ông Thịnh nhắc chuyện chúa Trịnh Kiểm ngày xưa, dù có tôi tớ trăm người, quyết tự pha trà để thưởng thức. Thậm chí, chúa Trịnh tự gọi mình là “trà nô”, nô lệ của trà, để nói về sở thích của bản thân.

“Ấm trà là thứ nhiều người dễ bỏ qua, ta nghĩ rằng ấm nào cũng pha trà giống nhau. Thật ra một loại trà được pha với 2 loại ấm sẽ mang đến hương vị khác nhau”, PGS Thịnh nói về yếu tố thứ tư.

Cuối cùng, “ngũ quần anh”, theo ông, là thứ phản ánh rõ văn hóa của người Việt.

Nét khác trong văn hóa thưởng trà của người Việt phải nói đến sự kính trọng và mến khách. Thông thường, người lớn nhất trong gia đình, ví dụ bố mẹ hay ông bà, sẽ nhắc việc pha trà rồi người con, cháu sẽ thực hiện. Chén trà đầu tiên luôn dành cho người lớn hoặc khách đến chơi nhà. “Trà lúc này thể hiện sự gần gũi, thân yêu và đùm bọc trong văn hóa Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

Người đi “Tìm trà”

Tìm tràlà quyển sách thứ tư nói về văn hóa thưởng trà của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn. Ba quyển sách trước của ông là Phác Thảo danh trà Việt Nam, Trà Thượng Ty, 54 giai thoại về tràthưởng trà.Trong tác phẩm lần này, ông Tuấn tập trung kể về hành trình tìm tòi, nghiên cứu trà tại vùng miền Việt Nam lẫn thế giới.

Theo Hiệp hội Trà Mỹ, trà là thức uống phổ biến thứ hai trên thế giới sau nước lọc. Và Việt Nam có đến 34 vùng trồng và sản xuất trà. Nước ta cũng là “cái nôi phát triển” của văn hóa trà.

“Trà ở Việt Nam xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, trong đời sống thường ngày và xuất khẩu ra nước ngoài”, ông Tuấn cho biết. Theo ông, những loại trà nổi tiếng ở Việt Nam như trà Shan tuyết, trà xanh Thái Nguyên, Phú Thọ hay Ô Long… đều có câu chuyện thú vị.

Như câu chuyện trà Ô Long có nguồn gốc Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam. Theo lời ông Tuấn, loại trà này xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 1992, khi ông Ba Toàn - Giám đốc Công ty chè Cầu Tre đã nhập khẩu cây trà chè giống dưới dạng cây bonsai về Việt Nam trồng thử tại Bảo Lâm - Lâm Đồng. Bất ngờ, khi những cây chè Ô Long lại phát triển tốt và cho ra trà ngon, đến nỗi người Trung Quốc và Đài Loan phải mua về nước bán lại và nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đã qua Lâm Đồng đầu tư vào vùng chè Lâm Đồng.

Tìm trà của nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn có 3 phần, bao gồm: Trà là gì?, Phong vị trà Việt , Theo trà vòng quanh thế giới.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews,ông Tuấn cho biết bản thân ấn tượng nhất với văn hóa nấu trà của người Dao ở Cao Bồ Hà Giang sau hàng chục năm “tìm trà”.

“Tôi gặp cụ già trưởng bản - Bàn Văn Ỏng, trên 70 tuổi, người Dao ở Cao Bồ Hà Giang. Nhà ông có những cây trà cổ thụ thật to. Hàng năm, ông sẽ làm những ống lam chừng 3 kg trà, và nướng những ống lam chứa đầy trà bên trong trên gác bếp suốt năm, đến Tết thì lấy chia cho bà con như món quà Tết. Đó là tập tục được thực hiện từ nhiều đời của đồng bào ở đây”, ông Tuấn nói thêm những ống trà lam phản ánh thức uống trà độc đáo của người Dao ở Hà Giang được lưu truyền và tinh thần đoàn kết, gắn kết nghĩa tình của bản làng.

‘Chạm’ tới cội nguồn trà Việt

Tác phẩm "Văn minh trà Việt" khắc họa cuộc hành trình văn hóa uống trà trải dọc bề dày suốt hơn 5000 năm của dân tộc.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected].Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

Đức An

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/275e792179.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Vận hành hệ thống mắt thần soi cao tốc TPHCM

Băn khoăn về quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp

Xử phúc thẩm vụ cướp tài sản trên Quản lộ Phụng Hiệp

Giỗ Tổ Hùng Vương: Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

8 đối tượng liên quan vụ AIC đã đầu thú

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc gặp nhau ở biên giới

Gấp rút xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về nghệ thuật biểu diễn và văn học

Những ý tưởng đột phá trên “Giao lộ sáng tạo”

友情链接