当前位置:首页 > Thể thao > 【kp c1】Phối hợp các chính sách để giảm lạm phát

【kp c1】Phối hợp các chính sách để giảm lạm phát

2025-01-25 10:15:58 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

phoi hop cac chinh sach de giam lam phat

Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam Cao Sỹ Kiêm.

P.V: Ông có thể cho biết những ảnh hưởng của chính sách tiền tệ mà cụ thể là vấn đề tỷ giá và lãi suất đang tác động như thế nào đối với cộng đồng DN?ốihợpcácchínhsáchđểgiảmlạmphákp c1

Ông Cao Sỹ Kiêm: Cùng với một số mặt tích cực đã đạt được, hiện công tác điều hành tỷ giá và lãi suất còn một số bất cập, thể hiện ở việc lãi suất vẫn quá cao so với khả năng chịu đựng của DN. Hiện lãi suất vay trung bình vẫn là 14 -15%, trong khi lợi nhuận của DN không vượt quá 20%.

Trên thế giới các DN vay vốn vay ngân hàng chỉ là để vay bổ sung, trong khi DN Việt Nam vay ngân hàng tới 90% số vốn hoạt động, nên khi ngân hàng thắt chặt cho vay thì DN sẽ lao đao vì không tiếp cận được vốn.

Bên cạnh đó, còn có hiện tượng không gặp nhau giữa ngân hàng và DN. Có DN cần vốn thì không tiếp cận được, nhưng cũng có một số ngân hàng có nhu cầu cho vay lại không đàm phán và chọn lựa được DN đủ điều kiện cho vay.

Trong khi đó, công tác điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cũng không phối hợp được với nhau. Chúng ta muốn tăng vốn và tín dụng trong khi bội chi ngân sách vẫn cao thì không thể có một chính sách tiền tệ và lãi suất ổn định được.

P.V: Vậy cần những biện pháp như thế nào để giảm sự ảnh hưởng này lên DN, thưa ông?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Trước hết, phải tập trung giảm lãi suất, muốn giảm lãi suất thì phải giảm được yếu tố tăng giá hay kiềm chế lạm phát xuống vì lãi suất là biểu hiện của tăng giá. Để đỡ khó khăn cho DN, mục tiêu chung là phải giảm lạm phát bằng việc phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành phải có cách điều hành quản lý, giải quyết các ách tắc trước mắt như vấn đề thiếu điện, thủ tục hành chính, tiến hành nhanh chóng các hoạt động sắp xếp DN, đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn lực... Tất cả những biện pháp này phải làm một cách mạnh mẽ, cái gì làm trước thì làm, cái gì có thể làm sau thì chúng ta phải chuẩn bị thực hiện tốt để tạo thành một sức mạnh, tạo thành một yếu tố để kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất phát triển.

P.V: Lãi suất huy động hiện nay là 14%, vậy theo ông lãi suất sẽ giảm xuống bao nhiêu là vừa đối với DN?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào giảm chỉ số lạm phát. Hiện đã có ngân hàng cho vay lên đến 18%, nhưng vì thời điểm này lạm phát đang cao nên chúng ta buộc phải chấp nhận.

Thời gian tới phải giảm lãi suất xuống thì DN mới dám vay để sản xuất. Nếu chúng ta kéo lạm phát xuống được thì lãi suất sẽ xuống theo. Còn lạm phát vẫn cao mà chúng ta cứ đòi giảm lãi suất thì sẽ lợi bất cập hại, sẽ tác động ngược, chứ không phải thuận chiều, có khi lại làm cho rối ren thêm và không có khả năng thực thi.

P.V: Vậy theo ông, khi nào lãi suất huy động sẽ giảm?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Cuối quý I hoặc đầu quý II, lãi suất mới có thể giảm được. Lúc đó các DN vẫn chưa tập trung cho kế hoạch cuối năm, lượng tiền trong dân cũng đang nhiều nên sẽ đem tiền gửi ngân hàng, khi đó nguồn tiền sẽ dồi dào, lãi suất theo quy luật tự nhiên sẽ giảm xuống.

P.V: Xin cảm ơn ông!

S.Tr (thực hiện)

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读