【bxh hạng nhất trung quốc】Đặc khu kinh tế: Tạo dựng ba cực tăng trưởng với nhiều đột phá

dac khu kinh te tao dung ba cuc tang truong voi nhieu dot pha

Phối cảnh tổng thể Khu dịch vụ du lịch phức hợp cao cấp Vân Đồn. Ảnh: ST.

Tập trung nguồn lực

TheĐặckhukinhtếTạodựngbacựctăngtrưởngvớinhiềuđộtphábxh hạng nhất trung quốco Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 vào tháng 10/2017 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5/2018. Hiện dự thảo Luật đang được Chính phủ giao Bộ KH&ĐT xây dựng và hoàn thiện.

Về mục tiêu và sự cần thiết của việc xây dựng Luật, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ KH&ĐT cho biết, việc xây dựng dự án Luật nhằm thể chế hóa chủ trương quan điểm, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế đã được thông qua tại các kỳ Đại hội VIII, X, XI và XII của Đảng. Bên cạnh đó, Việt Nam cần chủ động xây dựng, kiến tạo một mô hình phát triển mới tại các vùng với những thể chế, chính sách có tính đột phá, vượt trội so với trong nước và cạnh tranh với quốc tế, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, minh bạch để phát triển. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có dấu hiệu phát triển chậm lại, năng lực cạnh tranh thấp, việc khai thác các tiềm năng tĩnh, lợi thế tự nhiên và nguồn lực của đất nước đã dần tới hạn, môi trường đầu tư của Việt Nam cũng đang mất dần tính hấp dẫn do bị cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ. Cùng với đó, những hạn chế của mô hình các khu công nghiệp, khu kinh tế cho thấy cần một mô hình mới ưu việt hơn.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tư, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, trước đây chúng ta thành lập ra các khu kinh tế với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng lại mở ra tràn lan, dàn trải làm phân tán nguồn lực, việc thay đổi cơ chế quản lý cũng dẫn tới thủ tục hành chính để đầu tư vào các khu kinh tế khó khăn hơn... Do đó, “cần tập trung nguồn lực vào các khu có điều kiện đặc thù để tạo ra các bước đột phá, chứ không thể trải mành mành, không tập trung như hiện nay”. Từ thực tế này, Bộ Chính trị muốn chọn 3 địa phương đặc thù của ba miền để tạo dựng ba đặc khu kinh tế, tạo ra ba cực tăng trưởng. Cũng theo bà Nguyễn Thị Tư, dự thảo Luật không đề cập đến sự cần thiết ban hành luật xuất phát từ nhu cầu của các địa phương mà Quảng Ninh là địa phương đi đầu, bản thân Quảng Ninh đã chủ động đề xuất được thử nghiệm mô hình này và đây cũng là điều khiến chúng ta tự tin hơn khi xây dựng các mô hình đặc khu kinh tế. Hiện nay điều kiện để thành lập các đặc khu kinh tế đã thuận lợi hơn khi chúng ta có thể huy động nguồn lực bên ngoài để đầu tư hạ tầng cho các đặc khu.

Theo Bộ KH&ĐT, dự án Luật được xây dựng dựa trên nghiên cứu kinh nghiệm phát triển các đặc khu kinh tế, khu tự do, khu thương mại tự do, đặc khu hành chính và các mô hình tương tự của 13 quốc gia và vùng lãnh thổ mới phát triển mô hình này nhằm đón đầu cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng như đã có kinh nghiệm thành công trong mô hình này trong khu vực và trên thế giới. Ba đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt này được xây dựng dựa trên một số những ưu thế vượt trội như: Môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng với việc có thể thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đối với hợp đồng đầu tư thương mại, dân sự có yếu tố nước ngoài giữa nhà đầu tư và tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt; rút gọn danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chỉ còn 69 ngành nghề kinh doanh có điều kiện so với 243 ngành nghề theo pháp luật hiện hành. Tại các đặc khu kinh tế cũng sẽ thực hiện trung tâm hành chính 1 cửa, trách nhiệm cá nhân sẽ được nhấn mạnh tại mô hình đặc khu.

Sẵn sàng sửa luật để đón nhà đầu tư chiến lược

Theo dự luật, chức danh trưởng đặc khu sẽ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức với 114 đặc quyền tại 14 lĩnh vực, đồng thời phải chịu trách nhiệm về các thẩm quyền được phân cấp. Hoạt động của trưởng đặc khu sẽ do HĐND cấp tỉnh, hội đồng tư vấn (các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư chiến lược) giám sát, trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu, HĐND sẽ được đề xuất cách chức trưởng đặc khu. Theo dự án Luật, trưởng đặc khu dự kiến cũng sẽ được trao quyền phân cấp mạnh hơn với quyền hạn được xem xét ban hành mức ưu đãi đối với từng dự án dựa trên chế độ miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước theo từng lĩnh vực nhằm đảm bảo sự linh hoạt và hiệu quả của dự án và chính sách ưu đãi, không cào bằng đối với các dự án đầu tư.

Đại diện Bộ KH&ĐT cũng cho rằng, các chính sách ưu đãi đầu tư về thuế, tiền thuê mặt đất, mặt nước tại dự thảo cũng được đề xuất vượt trội so với quy định hiện hành để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, có thể cạnh tranh được với các đặc khu kinh tế trên thế giới. Đơn cử, dự thảo Luật đã mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong tiếp cận đất đai, tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.

Theo chia sẻ của ông Trần Duy Đông, hiện nay cái khó nhất là những ưu đãi, cơ chế chính sách của Luật có đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư chiến lược hay không. Ông Đông nhấn mạnh, quan điểm làm Luật là không cầu toàn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, dự thảo luật xây dựng cơ chế mở và sẵn sàng đàm phán với nhà đầu tư chiến lược nếu sau này có nhà đầu tư chiến lược quan tâm, đặt vấn đề với những cơ chế, chính sách cao hơn và có thể tính tới sửa luật để thu hút đầu tư.

Trước ý kiến lo ngại về việc những ưu đãi quy định tại dự luật có đảm bảo được tính cạnh tranh quốc tế hay không, bà Nguyễn Thị Tư cho rằng, cạnh tranh không có nghĩa là các đặc khu kinh tế của Việt Nam phải có các cơ chế, ưu đãi hơn hẳn so với các đặc khu kinh tế của các nước khác mới cạnh tranh được, mà đặc khu kinh tế của Việt Nam có thể bằng hoặc thậm chí thấp hơn nhưng những ưu đãi đó hơn hẳn so với các ưu đãi trước đây Việt Nam đã có thì cũng đã tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn. Cũng theo bà Tư, mặc dù chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam vẫn hạn chế so với quốc tế nhưng sự cải thiện của Việt Nam vẫn luôn được ghi nhận qua việc xếp hạng về môi trường kinh doanh. Hơn nữa, nhà đầu tư sẽ tuân thủ nguyên tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”, do đó Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội và phải tính đến chiều hướng mở như vậy để tự tin tạo môi trường thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, không chỉ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam phải cải thiện môi truờng đầu tư để thu hút ngay các nhà đầu tư chiến lược trong nước.

Nhà cái uy tín
上一篇:Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
下一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!