【tysobongda tructuyen】Tín dụng đã mở hơn cho DN nhờ Nghị quyết 35
Khơi thông dòng vốn
Trong nhiều năm qua,índụngđãmởhơnchoDNnhờNghịquyếtysobongda tructuyen một trong những khó khăn của DN Việt Nam vẫn là vốn. Không những lãi suất cho vay ở mức cao mà việc tiếp cận vốn còn là nhiệm vụ “bất khả thi” với nhiều DN. Vì thế, theo Nghị quyết 35/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện một số giải pháp nhằm hỗ trợ DN, nhất là DN nhỏ và vừa, tiếp cận vốn tín dụng như đơn giản hóa thủ tục, đa dạng dịch vụ, lãi suất hợp lý…
Sau khi có Nghị quyết 35/NQ-CP, động thái mới nhất của các ngân hàng là hạ lãi suất cho vay nguồn vốn trung và dài hạn xuống từ 0,5-1%/năm. Theo NHNN, hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay chỉ từ 5-6%/năm. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng thương mại còn đưa ra các gói tín dụng để hỗ trợ DN theo từng lĩnh vực kinh doanh.
Nói về vấn đề này, ông Trần Anh Vương, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Cổ phần thép Bắc Việt cho biết, những chính sách về tín dụng mà Chính phủ đặt ra cho NHNN rất hợp lý bởi nguồn vốn hay những vấn đề liên quan đến dòng tiền luôn là mối quan tâm hàng đầu, dù là DN mới khởi nghiệp hay DN đã kinh doanh lâu dài. Thời gian gần đây, lãi suất cho vay đã hạ hơn, nhiều thủ tục, giấy tờ được cải thiện để DN tiếp cận vốn tốt hơn. Nghị quyết 35/NQ-CP mới được ban hành một thời gian ngắn nên hy vọng hiệu quả tích cực sẽ còn được nhân rộng hơn nữa.
Bên cạnh hỗ trợ DN về nguồn vốn vay, NHNN còn phải làm nhiệm vụ tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình kết nối DN - ngân hàng và chương trình bình ổn giá. Chính phủ cũng chỉ đạo NHNN cần thực hiện đồng bộ lộ trình hạn chế tín dụng ngoại tệ đi đôi với phát triển thị trường mua bán ngoại tệ, xem xét đáp ứng nhu cầu tín dụng ngoại tệ đối với một số ngành hàng, lĩnh vực theo hướng không làm tăng chi phí của DN.
Do đó, mới đây nhất, để tháo gỡ khó khăn cho DN khi nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, thiên tai, hạn hán và thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết 35/NQ-CP, NHNN đã mở lại tín dụng ngoại tệ đối với DN có nhu cầu vay vốn ngắn hạn bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa XK đến hết ngày 31-12-2016. Chỉ đạo này đã giúp DN “thở phào” vì đã giải quyết được vấn đề đội chi phí hay phải chịu sự cạnh tranh khi hàng hóa phải tăng giá vì thiếu nguồn vốn ngoại tệ.
Nói cần đi đôi với làm
Mặc dù đánh giá cao và đặt nhiều kỳ vọng vào chủ trương của chính phủ, nhưng các DN đều mong muốn về sự thực thi hơn nữa của chính sách và tiến độ để những chỉ đạo tại Nghị quyết trở thành hiện thực.
Theo bà Ninh Thị Bích Thùy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thép TVP, chính sách cần đi đôi với thực tiễn. Bởi trước Nghị quyết 35/NQ-CP, Chính phủ và NHNN đã nhiều lần nêu chỉ đạo cần tăng cường hỗ trợ DN về tiếp cận vốn tín dụng, áp dụng lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, dù đã hoạt động nhiều năm, DN vẫn đang phải đi vay với lãi suất cao, các ngân hàng luôn yêu cầu DN phải có tài sản thế chấp mới đồng ý cấp tín dụng. Điều này vẫn gây khó cho DN bởi bối cảnh kinh tế ngày càng đòi hỏi DN phải mở rộng sản xuất, phát triển thị trường.
Đồng quan điểm, ông Trần Anh Vương cho rằng, lãi suất cao là chuyện đã tồn tại nhiều năm nay nhưng DN vẫn chấp nhận được. Vì thế, cái DN đang cần hơn cả là cách tiếp cận nguồn vốn, các ngân hàng cần có sự cải thiện về năng lực giám định, thủ tục hồ sơ vay vốn, rút ngắn thời gian làm thủ tục, kéo dài thời hạn vay vốn. Đặc biệt, các ngân hàng nên giúp DN có thể tiếp cận được phương thức vay tín chấp.
Bên cạnh việc hỗ trợ nâng cao tiếp cận nguồn vốn, nhiều DN còn mong muốn những động thái tích cực của NHNN cũng như của các ngân hàng thương mại gần đây không phải mang tính chất “phong trào” trong thời gian ngắn mà cần có sự ổn định, lâu dài.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh sự nỗ lực vào cuộc của các cơ quan chức năng, các tổ chức tín dụng, DN cũng cần phải có sự thay đổi như: Rõ ràng, minh bạch trong khai báo, kê khai tài chính; mở rộng thị trường XK để tăng thu ngoại tệ; tìm kiếm những mặt hàng kinh doanh độc đáo… Bởi theo các ngân hàng, việc DN khó tiếp cận được nguồn vốn vay còn bởi sự thiếu minh bạch và phương thức kinh doanh của DN không đủ hấp dẫn cho ngân hàng rót vốn.
Chính từ những cơ chế ưu đãi mà NHNN cũng như các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện cho DN, Phó thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trong một cuộc họp gần đây đã chia sẻ, trước đây tín dụng tập trung vào DN Nhà nước tương đối cao, hiện tỷ trọng tín dụng cho khối DN này chỉ còn 15-17%, tín dụng cho khu vực tư nhân đã tăng lên rất nhiều. Điều này được hy vọng sẽ tạo thành nhiệm vụ và mục tiêu xuyên suốt để các DN có nhiều cơ hội phát triển hơn.