Trung tâm Hạ tầng toàn cầu (GI Hub - Global Infrastructure Hub) trực thuộc quản lý của Nhóm các nền kinh tếlớn G20,ệtNamcầnđầutưtỷUSDvàocơsởhạtầngtừnayđếnnămđứngđầuĐôngNamÁbusan ipark vừa hợp tác với Oxford Economics, đơn vị hàng đầu về dự báo toàn cầu và phân tích định lượng, để thực hiện và công bố báo cáo Viễn cảnh cơ sở hạ tầng toàn cầu.
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu tại 50 quốc gia trong 7 lĩnh vực, trải rộng trên khắp các châu lục dựa trên dữ liệu của các kho lưu trữ dữ liệu quốc gia cùng với cơ sở dữ liệu từ các nguồn như Ngân hàngThế giới, InfraLatAm, OECD và các cơ quan khác.
Nhu cầu đầu tưvào cơ sở hạ tầng từ 2016-2040 tại các nước châu Á (trừ Trung Quốc). Đơn vị: tỷ USD. |
Nghiên cứu ước tính khoản chi phí để trang bị cơ sở hạ tầng nhằm mục đích hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thế giới và bước đầu thu hẹp các khoảng cách hạ tầng vào khoảng 94.000 tỷ USD cho tới năm 2040.
Trong đó, châu Á là khu vực có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất, ở mức 52.000 tỷ USD, chiếm tới 55% nhu cầu toàn cầu. Với mức nhu cầu đầu tư lên đến 28.000 tỷ USD về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc chiếm tới hơn một nửa dự đoán nhu cầu của toàn châu Á, tương đương 30% nhu cầu toàn cầu.
Trên toàn thế giới, theo dự báo, dân số đô thị sẽ tăng nhanh kéo theo nhu cầu khổng lồ về hỗ trợ cơ sở hạ tầng. Tại các nước ASEAN, dân số đô thị của Campuchia sẽ tăng từ 22% năm 2015 lên 39% vào năm 2040, Indonesia tăng từ 54% lên 88%, Malaysia tăng từ 74% lên 86%, Myanmar tăng từ 34% lên 50%, Philippines tăng từ 44% lên 67%, Thái Lan tăng từ 48% lên 56% và Việt Nam tăng từ 34% lên 50%.
Cũng theo báo cáo này, nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của Việt Nam là 605 tỷ USD trong giai đoạn 2016 - 2040. Xét tỷ lệ đầu tư vào hạ tầng trên GDP thì nhu cầu đầu tư vào hạ tầng của Việt Nam chiếm 5,87%, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai tại châu Á sau Trung Quốc.
Việt Nam được dự đoán sẽ đáp ứng được 83% tổng nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng. Khoảng trống lớn nhất nằm ở khối ngành đường bộ với nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm tới 70% để có thể đáp ứng các nhu cầu dự đoán.
Báo cáo cho rằng, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ cần gia tăng đáng kể đầu tư vào hạ tầng nước sạch. Tổng nhu cầu đầu tư đã bao gồm các hạng mục trong khuôn khổ mục tiêu Liên hợp quốc sẽ cao gần gấp đôi tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng trong xu hướng hiện tại.
Theo một nghiên cứu khác liên quan đến quy hoạch hạ tầng và quy trình mua sắm của Trung tâm Hạ tầng Toàn cầu mang tên InfraCompass, Việt Nam là quốc gia thực hiện tốt hơn so với mức trung bình của các nước mới nổi.
Nhưng cũng giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có thể cần làm nhiều hơn đối với quy trình cấp giấy phép và môi trường quy phạm pháp luật.