当前位置: 当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【tỷ lệ bóng đá giải ngoại hạng anh】Bài 1: Lộ trình cắt giảm thuế của các hiệp định thương mại tự do 正文

【tỷ lệ bóng đá giải ngoại hạng anh】Bài 1: Lộ trình cắt giảm thuế của các hiệp định thương mại tự do

2025-01-09 23:44:51 来源:88Point 作者:Cúp C2 点击:747次

trang 6

Hội nhập tài chính quốc tế góp phần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế

LTS: Có thể nói chưa bao giờ tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam lại mạnh mẽ,àiLộtrìnhcắtgiảmthuếcủacáchiệpđịnhthươngmạitựtỷ lệ bóng đá giải ngoại hạng anh sôi động như hiện nay. Bên cạnh những cơ hội lớn cho nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam, các hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đem lại những thách thức không nhỏ. Từ số báo này, TBTCVN có loạt bài đánh giá tác động của các FTA đến chính sách tài chính, ngân sách nhà nước, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, xin gửi tới bạn đọc.

Sôi động hoạt động hội nhập

Bà Nguyễn Hải Vân, chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến đầu năm 2016, đã có 10 FTA song phương và đa phương có hiệu lực, bao gồm: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN - Nhật Bản, Việt Nam - Nhật Bản, ASEAN - Úc - New Zealand, ASEAN - Ấn Độ, Việt Nam - Chi Lê, Việt Nam - Hàn Quốc và Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu.

Cũng theo bà Vân, có 2 hiệp định FTA thế hệ mới là Hiệp định Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng mới được ký kết. Với việc ký kết các hiệp định này cho thấy sự hội nhập ngày càng sâu rộng. Ngoài cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa dịch vụ, các nước tham gia còn cam kết trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Mua sắm chính phủ, lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư… “Việc ký kết 2 hiệp định này đánh dấu mốc hội nhập quan trọng của Việt Nam kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và được đánh giá là động lực để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tăng cường thương mại hai chiều giữa Việt Nam với EU, với Hoa Kỳ, góp phần cải thiện thể chế chính sách” - bà Vân cho hay.

Yêu cầu thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 02

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung, từ năm 2016, với việc ký kết hàng loạt các hiệp định, việc hội nhập quốc tế sẽ ngày càng sâu rộng hơn, quyết liệt hơn, vì vậy trách nhiệm của các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính rất nặng nề. Do đó các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính phải quán triệt rất rõ nội dung của Chỉ thị số 02 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hội nhập trong lĩnh vực tài chính năm 2016.

ong trung

Thứ trưởng Bộ Tài chính
Trương Chí Trung

Bên cạnh 10 FTA đã ký kết trước đây và 2 FTA thế hệ mới vừa ký kết, có 3 FTA đang tiếp tục đàm phán là: Việt Nam - Khối EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN với 6 nước đối tác (RCEP), ASEAN - Hồng Kông. Ngoài lợi ích về kinh tế, các FTA với các đối tác này cũng góp phần làm phong phú thêm quan hệ thương mại và chính trị của Việt Nam với các nước.

Ông Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho rằng, trong năm qua ngành Tài chính đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác tài chính khu vực ASEAN, ASEAN+3, APEC, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và G20; tích cực triển khai các FTA; tiếp tục rà soát, chuyển đổi biểu thuế và ban hành thông tư, biểu thuế cho các FTA đang thực hiện và vừa ký kết. Đồng thời, hoạt động đối ngoại, hợp tác tài chính quốc tế đã thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp từ nước ngoài; thu hút có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn trung, dài hạn phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước; hoàn thiện chính sách và thể chế quản lý các lĩnh vực như thuế, hải quan, quản lý giá…

Cắt giảm mạnh các dòng thuế

Tại buổi làm việc với ông Roberto Azevêdo - Tổng giám đốc WTO mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, để thực hiện cam kết cắt giảm thuế theo WTO (giảm mức thuế bình quân từ mức 17,4% năm 2007 xuống còn 13,4% theo cam kết, Việt Nam đã có lộ trình cắt giảm thuế. Tính đến thời điểm 1/1/2015, mức thuế bình quân biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam là 10,54% (thấp hơn so với mức cam kết cắt giảm khoảng 3%). Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, có được kết quả này là do đòi hỏi thực tiễn từ tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam hậu hội nhập WTO, phục vụ mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Ông Vũ Nhữ Thăng thông tin thêm, về lộ trình cắt giảm thuế của một số hiệp định quan trọng, như TPP, Việt Nam cam kết một biểu thuế chung cho tất cả các nước TPP, trong đó 65,8% số dòng thuế có mức thuế suất 0% ngay (khi hiệp định có hiệu lực); 86,5% số dòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 4; 97,8% số dòng thuế có mức thuế suất 0% vào năm thứ 11. Các mặt hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình dài hơn hoặc theo hạn ngạch thuế quan, Hiệp định TPP được ký kết sẽ có khoảng 78- 95% số dòng thuế trở về 0%.

Với FTA Việt Nam - EU, ông Vũ Nhữ Thăng cho biết, các nước EU sẽ xóa bỏ ngay khoảng 85,6% dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu hiện tại của Việt Nam vào EU. Cũng theo hiệp định này, sau 7 năm từ khi có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực.

Để thực hiện các cam kết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã ban hành Chỉ thị số 02, yêu cầu các vụ, cục, tổng cục trực thuộc Bộ Tài chính, các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các cam kết hội nhập tài chính quốc tế, có lộ trình cắt giảm thuế theo đúng như cam kết trong các hiệp định, xây dựng danh mục các biểu thuế sẽ cắt giảm để theo dõi và thực hiện.

Nhật Minh

作者:Cúp C1
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜