【bilbao vs osasuna】DN nước ngoài “đổ bộ” Thị trường bán lẻ: Nước đã đến vai

Thể thao 2025-01-11 23:44:06 392

dn nuoc ngoai do bo thi truong ban le nuoc da den vai

DN cần gắn kết,ướcngoàiđổbộThịtrườngbánlẻNướcđãđếbilbao vs osasuna hỗ trợ lẫn nhau trước làn sóng đổ bộ của nhà bán lẻ nước ngoài. Ảnh: Hữu Linh.

Cuộc đổ bộ...

Năm 2007, Việt Nam “mở cửa” cho các nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động phân phối tại Việt Nam (sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 1-2007) dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam (phần vốn nước ngoài trong liên doanh bị giới hạn không quá 49%). Đến năm 2009, quy định này dần được “nới lỏng” khi Việt Nam cho phép DN nước ngoài được thành lập DN 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ. Lập tức, thị trường bán lẻ Việt Nam đã chứng kiến sự “đổ bộ” của các nhà đầu tư nước ngoài với những cái tên như Big C, Metro, Parkson. Cụ thể, Tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) với hệ thống 19 siêu thị Metro tại Việt Nam có sự đầu tư bài bản từ vùng nguyên liệu, hệ thống hậu cần và lực lượng 3.600 lao động được đào tạo tốt. Hay như Tập đoàn Casino - tập đoàn phân phối, bán lẻ của Pháp là chủ của hệ thống 26 siêu thị mang tên Big C với quy mô hơn 20.000 m2.

Không chỉ chứng kiến những đại gia “sừng sỏ” đang “làm mưa làm gió” mà thị trường bán lẻ Việt Nam còn sắp đương đầu với sự “đổ bộ” mạnh mẽ hơn từ các đối thủ ngoại khi AEC hình thành và các FTA Việt Nam sắp ký kết trong năm 2015 như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - EU, Hiệp định kinh tế đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó, AEC hình thành đồng nghĩa với việc các dòng hàng hóa, tài nguyên, vốn, nhân lực di chuyển tự do và thuận lợi trong khu vực, 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên sẽ được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Đơn cử như Thái Lan, với sự xuất hiện của những tỷ phú như Tập đoàn BJC (chủ sở hữu chuỗi 19 siêu thị Metro Việt Nam sau thương vụ mua lại Metro với giá 879 triệu USD), CP Group... sẽ là đối thủ “nặng ký” của các DN Việt Nam. Bởi lẽ, hầu hết các nhà bán lẻ Thái Lan nhận định rằng, thị trường Việt Nam có những nét tương đồng với Thái Lan, dễ xâm nhập và họ vốn có rất nhiều kinh nghiệm, ngay cả về việc phát triển sản phẩm ở thị trường này.

Đối với các FTA Việt Nam sắp ký kết, điều đáng chú ý nhất là nhiều dòng thuế sẽ về 0% khi Hiệp định có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam để khai thác lợi thế hàng NK khi thuế về 0%. Ví dụ như Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, Wal-Mart (Mỹ), mới đây cũng khẳng định sẽ đầu tư mở hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Wall-Mart chuẩn bị để khai thác lợi thế của nhà NK khi Việt Nam tham gia TPP. Với hệ thống siêu thị toàn cầu, mỗi năm Wall-Mart tiêu thụ khoảng 40 tỷ USD hàng từ Trung Quốc. Hay như Tập đoàn Aeon (Nhật Bản), trong lĩnh vực bán lẻ, Aeon không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, thương hiệu, mà còn có mối quan hệ với các đối tác lớn. Có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2011, nhưng đến tháng 1-2014, Aeon mới có trung tâm mua sắm đầu tiên tại TP. HCM với số vốn đầu tư 100 triệu USD. Aeon tiếp tục mở thêm trung tâm mua sắm ở Bình Dương vào tháng 10-2014 và năm 2015 sẽ mở ở Hà Nội. Dự kiến đến năm 2020, Tập đoàn sẽ có khoảng 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam.

... và sự mơ hồ

Đứng từ góc độ chuyên gia, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cảm nhận: “Thị trường bán lẻ, nước đã đến vai!” bởi sự tấn công ồ ạt của các đại gia bán lẻ nước ngoài. Thế nhưng, hiện các nhà bán lẻ trong nước vẫn đi rất chậm, chưa đủ sức cạnh tranh với các DN nước ngoài, nhất là sự yếu kém trong liên kết. Việc các đại gia bán lẻ nhảy vào thị trường Việt Nam theo ông Phú không phải là thách thức lớn nhất của DN Việt mà thách thức lớn nhất lại nằm ở bên trong nội tại DN - tức là sự liên kết giữa các đơn vị sản xuất với phân phối, phân phối với phân phối và phân phối với bán buôn.

Khi được hỏi về sự chuẩn bị của DN cho thời điểm “nước rút”, hầu hết các DN đều có chung một chiến lược là tăng tốc mở thêm các điểm bán, tìm ngách thị trường mới, huấn luyện nhân viên… Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart) cho hay, chiến lược của Fivimart vẫn là tìm kiếm mặt bằng và mở rộng mạng lưới trong năm tới, củng cố siêu thị đã có, làm mới hình ảnh, dịch vụ cho người tiêu dùng tốt hơn... Đây chính là “hành trang” để DN cạnh tranh với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Tuy nhiên, dù chiến lược trên có được thực hiện đi chăng nữa, nếu DN không có sự liên kết thì cũng sẽ khó lòng cạnh tranh với nhà đầu tư ngoại. “Các nhà bán lẻ trong nước phải chung sức để mua chung, bán chung chứ không thể 10 ông bán dầu ăn thì cả 10 ông đều xách túi đi mua về bán… Nếu không có sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau thì DN sẽ thất bại, phá sản trước làn sóng các nhà bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam”, ông Phú nói thêm.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, lĩnh vực phân phối, bán lẻ rất nhạy cảm, quan trọng nên chủ trương của Việt Nam là mở cửa thị trường nhưng có lộ trình để tạo điều kiện về thời gian cho các DN thương mại trong nước vươn lên đứng vững và cạnh tranh với DN nước ngoài. Và lộ trình sắp tới sẽ tiếp tục giữ nguyên tắc mở cửa từ từ. “Hiện tỷ trọng bán lẻ của DN nước ngoài chỉ chiếm 3,4%, giảm so với mức 3,7% cách đây 5 năm và tỷ trọng này cho thấy DN bán lẻ trong nước vẫn phát triển. Việc lo lắng về sự thâm nhập của DN bán lẻ nước ngoài tại thị trường Việt Nam là có nhưng với kinh nghiệm trong 8 năm thực hiện WTO, chúng ta vẫn có thể làm chủ được thị trường”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết.

Tuy nhiên, với diễn biến thị trường bán lẻ như hiện nay, với sự phát triển ngày càng mạnh của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia tại Việt Nam, với sự yếu kém của đội ngũ DN trong nước, nếu cơ quan quản lý vẫn “bình chân” như vậy, liệu DN có thể yên tâm rằng “có thể làm chủ thị trường” theo như lời vị “tư lệnh” ngành Công Thương nói không?

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/276d791916.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại

Malaysia xác nhận nạn nhân chính là anh trai ông Kim Jong

Nga hoàn tất quá trình hiện đại hóa tàu cứu hộ biển sâu

Chuyên gia Pháp: Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông

Fighting wastefulness: a national imperative

Bà Clinton chiến thắng trong cuộc tranh luận thứ 2 với ông Trump

Triều Tiên tuyên bố chuẩn bị phóng thêm vệ tinh lên vũ trụ

Bộ Ngoại giao Mỹ phản ứng về vụ một công dân bị bắt ở Triều Tiên

友情链接