BP - Phú Riềng hiện có 1.398 người khuyết tật (NKT). Trong đó,kkết quả bóng đá tây ban 880 người nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Là huyện mới với bộn bề khó khăn nhưng các cấp ủy đảng, chính quyền cùng ban, ngành hữu quan luôn bám sát Luật NKT, văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác NKT song song với phát triển kinh tế - xã hội. Huyện cũng tích cực vận động và biểu dương kịp thời những nhà hảo tâm hỗ trợ NKT... Những nỗ lực đó không chỉ nâng cao đời sống mà còn tạo thuận lợi để NKT hòa nhập cộng đồng. Những tín hiệu vui Từ đầu năm đến nay, huyện Phú Riềng chi trả trợ cấp hằng tháng cho 880 NKT trên 2 tỷ đồng và cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế; hỗ trợ mai táng cho 15 NKT hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội từ trần 81 triệu đồng. Ngày NKT Việt Nam (18-4), 880 NKT được tặng quà, với tổng trị giá 264 triệu đồng. Trên 350 lượt NKT được trợ giúp pháp lý, tìm hiểu pháp luật tại các hội thảo, lớp tập huấn do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC), Hội Hỗ trợ NKT Việt Nam (VNAH) tại Bình Phước và phòng, ban trên địa bàn huyện tổ chức. Ngoài ra, NKT còn được hỗ trợ thông qua nhiều hình thức khác như: Tư vấn giải đáp chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đối với NKT; tuyên truyền quyền lợi dành cho NKT; giáo dục nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng đối với NKT... 50% gia đình có NKT, 20% NKT được tập huấn Luật NKT, bình đẳng giới, phương pháp chăm sóc, phục hồi chức năng NKT. Ông Võ Văn Mãng, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó ban công tác người khuyết tật tỉnh cùng đoàn giám sát thực hiện công ước và Luật Người khuyết tật tại huyện Phú Riềng Hằng năm, Phòng Y tế và Trung tâm Y tế huyện hướng dẫn trạm y tế các xã tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc, phục hồi chức năng cho NKT từng bước có hiệu quả. Trên 20 lượt NKT được ngành chức năng huyện lập danh sách chuyển tuyến trên đề nghị khám sàng lọc và phẫu thuật chỉnh hình, trợ giúp phục hồi chức năng; cấp 10 xe lăn, 2 chân giả và 5 dụng cụ khác. Bà Trần Thị Loan, Phó chủ tịch UBND huyện cho biết: “UBND huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm khuyến khích, tạo điều kiện giúp NKT học nghề. Tuy nhiên, nhu cầu học nghề của NKT rất ít bởi nghề được dạy không phong phú và NKT hạn chế đi lại nên chủ yếu tự học nghề đơn giản như đan lát, trồng trọt, chăn nuôi, cạo mủ cao su, bán vé số hoặc công việc thời vụ. Từ đầu năm đến nay, 36 NKT tham gia lớp chăn nuôi, chăm sóc và trị bệnh cho gà. Đây là chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn do Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh giảng dạy tại 2 xã Phú Riềng và Long Hà. Sau đó, huyện chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, 2 xã hỗ trợ NKT kỹ thuật, vốn, con giống để thực hiện mô hình chăn nuôi gà thả vườn”. Hoạt động văn hóa, thể thao dành cho NKT ngày càng được quan tâm. Hoạt động thi đấu, tạo sân chơi cho NKT tổ chức thường niên. Qua đó, NKT được rèn luyện sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần, xóa bỏ mặc cảm để hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Riêng đội tuyển tập luyện và tham gia thi đấu tại Hội thao NKT tỉnh Bình Phước lần thứ IV, năm 2018 với 5 bộ môn bóng bàn, cầu lông, xe lăn xe lắc, điền kinh, đẩy tạ. Kết quả đạt 4 giải (1 nhì, 2 ba và 1 khuyến khích). Bên cạnh các hội đặc thù hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện như: Hội Người mù, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin... thì hằng năm, UBND huyện Phú Riềng đều xây dựng kế hoạch cụ thể trợ giúp NKT trên địa bàn, tổ chức các hoạt động nhân Ngày NKT Việt Nam (18-4); đặc biệt là thành lập Ban công tác và tổ giúp việc NKT huyện do Phó chủ tịch UBND huyện phụ trách khối văn xã làm trưởng ban nhằm chỉ đạo và triển khai kịp thời giúp đỡ NKT về cả vật chất, tinh thần. còn lắm gian nan Mặc dù các hội hỗ trợ NKT hoạt động hiệu quả, góp phần tích cực trong triển khai thực hiện tốt công tác NKT trên địa bàn huyện nhưng khó khăn còn nhiều, yếu tố khách quan vẫn là chủ yếu. Đơn cử điều kiện giao thông, dịch vụ công cộng hiện nay, NKT chưa thể tiếp cận theo nhu cầu phù hợp. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã còn lúng túng khi xác định mức độ khuyết tật, đặc biệt là khuyết tật dạng tâm thần và trí tuệ. Bà Trần Thị Loan chia sẻ: “Trên địa bàn huyện, số lượng các công trình hạ tầng cơ sở bảo đảm điều kiện tiếp cận cho NKT rất ít. Công trình giao thông, cơ quan hành chính nhà nước, bệnh viện, trường học vẫn chưa được cải tạo khu vực dành riêng cho NKT... Phòng GD-ĐT và các trường học trực thuộc trên địa bàn huyện luôn tạo điều kiện để trẻ em khuyết tật tiếp cận giáo dục chuyên biệt; 100% được hỗ trợ sách vở, tạo điều kiện thuận lợi, miễn giảm học phí; 52 học sinh khuyết tật đang theo học tại các trường trên địa bàn huyện nhưng chưa có trường chuyên biệt, cơ sở phục hồi chức năng dành cho trẻ em khuyết tật nên số khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chưa có cơ hội đến trường và được can thiệp phục hồi chức năng kịp thời”. Trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Phú Riềng nói riêng chưa có cơ sở, trường dạy nghề dành cho NKT. Khi có nhu cầu học nghề, họ phải đến tỉnh, thành khác. Điều đó cản trở lớn quyết tâm học nghề của NKT. Kéo theo họ khó có cơ hội tiếp cận công ty, cơ sở sản xuất - kinh doanh do đa số trình độ học vấn thấp, sức khỏe yếu. Ngân sách dành cho phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật bẩm sinh, khuyết tật do tai nạn thương tích, bệnh tật và các nguy cơ khác có nhưng khó đáp ứng tốt nhu cầu thực tế. NKT vùng xa, vùng khó khăn càng khó hơn trong tiếp cận dịch vụ y tế, vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Ngọc Tú |