当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bảng xếp hạng bóng đá anh ngoai hang anh】Thanh tra quá 1 lần/năm: Doanh nghiệp được quyền từ chối?

64

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: Duy Thái

Do đó,álầnnămDoanhnghiệpđượcquyềntừchốbảng xếp hạng bóng đá anh ngoai hang anh nhiều nội dung quan trọng đã được đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao đổi cởi mở với báo giới tại buổi Họp báo chuyên đề về Nghị quyết 35/NQ-CP, do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 27/5/2016.

Có những doanh nghiệp bị kiểm tra hàng tuần

Một trong những điểm mới được đánh giá cao tại Nghị quyết 35 là công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cần bảo đảm mục tiêu ngăn chặn, phát hiện và xử lý vi phạm, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.

Đồng thời, yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố phải thực hiện thanh tra, kiểm tra theo đúng quy định của pháp luật (không quá 1 lần/năm); kết hợp thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt thanh tra, kiểm tra, trừ trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng. Đây cũng là nội dung được thảo luận nhiều tại buổi họp báo.

Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho rằng, việc quy định cụ thể về công tác thanh, kiểm tra doanh nghiệp là một trong những điểm mới quan trọng của Nghị quyết 35. Nếu điều này được thực hiện nghiêm túc sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp. Trước đó, trong phần trình bày những nội dung chính của Nghị quyết 35, ông Hà cũng đã cho hay, theo phản ánh cho thấy, còn có những doanh nghiệp bị kiểm tra hàng tuần. Tuy nhiên, đây mới là “có nghe thông tin, chứ chưa có doanh nghiệp phản hồi thực”, ông Hà nói.

Tuy vậy, tại cuộc họp, một số ý kiến đặt câu hỏi ngược lại: “Một năm chỉ thanh kiểm tra một lần liệu có quá ít, dễ bỏ sót lỗi của doanh nghiệp?”. Ông Lê Mạnh Hà cho biết: “Trước hết chúng ta hãy tin tưởng doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Nhà nước là phải phân loại được, khoanh vùng những doanh nghiệp có nguy cơ cao. Phát hiện rồi, nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp tục sai phạm, thì cơ quan nhà nước sẽ xử lý bằng các nghiệp vụ khác nhau. Điều này là nhằm hạn chế việc thanh kiểm tra một cách thường xuyên những doanh nghiệp mà họ hoạt động bình thường, minh bạch. Chưa có quy định phải kiểm tra bao nhiêu lần, nhưng thanh tra nếu quá 1 lần/năm, thì doanh nghiệp có quyền từ chối”.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cũng chia sẻ, đặt ra quy định như vậy để hạn chế quyền lực của các cơ quan quản lý gây khó khăn cho doanh nghiệp. Điều đó không có nghĩa là dung túng, bao che cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp vi phạm, thì tất nhiên sẽ phải làm tới cùng.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI cho biết thêm, trong Nghị quyết 35 nêu rất rõ, đề nghị các cơ quan nhà nước khi thanh, kiểm tra, thì kế thừa kết quả thanh, kiểm tra trước. Điều này để tránh tình trạng trùng lặp trong việc thanh tra kiểm tra. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả cần nêu cao vai trò của các UBND tỉnh.

Nhức nhối chi phí không chính thức

Tại buổi họp báo, việc giảm chi phí cho doanh nghiệp theo quy định trong Nghị quyết 35 cũng được trao đổi sôi nổi.

Bên cạnh chi phí chính thức, theo bà Phạm Thị Thu Hằng, doanh nghiệp còn phải gánh chịu nhiều loại chi phí phi chính thức khác. “Qua rất nhiều cuộc điều tra, đặc biệt tại điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hầu hết ở các thủ tục kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp đều nói có chi phí không chính thức. Câu hỏi của chúng tôi đưa ra chỉ là có chi phí không hay không, còn thì mức độ bao nhiêu thì rất khó đánh giá”.

Ông Lê Mạnh Hà thì cho rằng, cần đánh giá phí chính thức một cách chính xác nhất, trên góc độ cân đo, so sánh với các nước trong khu vực để thu một cách hợp lý. Tuy vậy, quan trọng hơn là chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải bỏ ra mới là vấn đề nhức nhối và cũng cần phải có được các con số. Số liệu này cần rõ ràng mặc dù có thể không thống kê được hết, nhưng kết quả điều tra ban đầu là hết sức quan trọng.

“Tôi cũng đã từng phát biểu, có một số khoản kêu gọi xã hội hóa cũng là một loại phí mà doanh nghiệp chắc chắn không dám từ chối vì sợ. Một số ông thì tự nguyện đóng góp, song lại được cơ quan nhà nước cho hưởng quyền lợi lớn hơn nhiều. Điều này làm méo mó môi trường kinh doanh, tạo ra nhóm lợi ích, nhóm thân hữu”.

Cho biết về việc giảm chi phí chính thức cho doanh nghiệp thông qua các chính sách liên quan tới miễn, giảm thuế, bà Phạm Thị Thu Hằng cho biết: Trong giai đoạn vừa qua, chúng tôi thấy được rất nhiều cố gắng, nỗ lực và đánh giá cao vai trò của Bộ Tài chính. Suốt từ năm 2014 đến nay, VCCI đã liên tục phối hợp và nhận được sự hợp tác tích cực từ Bộ Tài chính để rà soát cụ thể về các loại thuế, phí để trình cơ quan quản lý cao hơn quyết định điều chỉnh. Trong 2 năm vừa qua, Quốc hội cũng đã thông qua nhiều quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn.

Duy Thái

分享到: