当前位置:首页 > Cúp C1 > 【số liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza】Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động 正文

【số liệu thống kê về napoli gặp a.c. monza】Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-11 20:37:56

Báo Cà Mau(CMO) Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động và xuất khẩu lao động”, do Sở LĐ-TB&XH tổ chức vào sáng 25/3, đại biểu là các chuyên gia, các nhà khoa học, doanh nghiệp đã nghiên cứu, trao đổi để đề ra các giải pháp căn cơ, mang tính ưu việt nhằm rút ngắn quá trình hoàn thiện thị trường lao động, trước mắt là đề xuất các giải pháp hình thành một "hệ sinh thái" thị trường lao động hiệu quả, đó là: chính quyền - nhà trường - doanh nghiệp và sinh viên.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đồng chủ trì hội thảo.

Ông Nguyễn Quốc Thanh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, cho biết, trong những năm qua, chất lượng giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đạt được những thành công nhất định. Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” đã đạt được kết quả tốt, được người dân đồng tình ủng hộ. Các lớp đào tạo nghề nông nghiệp phù hợp với tình hình kinh tế, nhu cầu của địa phương, tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh.

Tuy nhiên, công tác giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là sinh viên sau khi tốt nghiệp vẫn còn nhiều thách thức: chưa có một thị trường lao động hoàn chỉnh; chưa đáp ứng được với sự biến đổi, vận hành không ngừng của nền kinh tế thị trường; vẫn còn khoảng cách khá xa giữa kỹ năng được đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp…

Cà Mau hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động.

Đánh giá thực trạng và xu hướng thị trường lao động hiện nay, Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Mai, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đề xuất cần phát triển khả năng dự báo thị trường lao động trong dài hạn; chuyển đổi cơ cấu đào tạo và điều chỉnh chương trình đào tạo; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo và sử dụng lao động. Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển các trung tâm, cơ sở cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp; tạo cơ chế khuyến khích sự cộng tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong các mảng tư vấn và chuyển giao công nghệ, nhất là nâng cao năng lực ngoại ngữ.

Ông Nguyễn Văn Quân, Phó giám đốc Sở NN&PTNT, cho rằng, vấn đề quan tâm hiện nay của tỉnh là không nên đào tạo dàn trải, mà cần đào tạo những ngành nghề đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, phải đào tạo lại lao động để nâng cao tay nghề. Việc khảo sát và dự báo thị trường lao động để đào tạo đúng, phù hợp tiêu chí thị trường là rất cần thiết, kể cả thị trường xuất khẩu lao động.

Về phía doanh nghiệp, ông Phan Văn Tâm, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú (Công ty Minh Phú), thông tin, thời gian tới, công ty sẽ đưa vào sử dụng nhà máy tại xã Khánh An, huyện U Minh, do đó rất cần lao động có tay nghề. Cụ thể, hiện đang cần khoảng 20 sinh viên sau tốt nghiệp làm công nhân, kỹ thuật trong nhà máy. Ông đề nghị, sau hội thảo, Công ty Minh Phú cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ cùng Sở LĐ-TB&XH, các trường ngồi lại bàn rõ hơn về nhu cầu của các doanh nghiệp, nhu cầu các nhà trường đào tạo bao nhiêu để giải “bài toán” mà hội thảo đặt ra.

Ông Phan Văn Tâm, Giám đốc nhân sự Công ty cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú, cho rằng, sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng.

Ông Nguyễn Quốc Thanh khẳng định vai trò kết nối giữa các cơ sở đào tạo (bao gồm các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên) và các doanh nghiệp (nhà tuyển dụng) đóng trên địa bàn, theo trách nhiệm của chính mình, với sự hỗ trợ xúc tác từ chính sách của nhà nước. Quan tâm lớn nhất của sự kết nối này là tạo ra sự đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động và thị trường xuất khẩu lao động, góp phần thúc đẩy phát triển tỉnh Cà Mau theo định hướng kinh tế tri thức, hỗ trợ nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo ra việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cà Mau./.

 

Băng Thanh

 

标签:

责任编辑:Cúp C2