Chiều 12/5,ĐềxuấtchophépTPHồChíMinhápdụngPPPtrongcácdựánthểthaovănhókết quả giải nhật bản Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Đề xuất cho TP.HCM thành lập Sở An toàn thực phẩmTheo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM nhằm tạo ra các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Cụ thể, dự thảo Nghị quyết quy định thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); quy định các điều kiện để TP tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất; quy định mở rộng lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích và di sản văn hóa; quy định TP được thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT; quyết định sử dụng vốn ngân sách TP và bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, dự toán ngân sách hàng năm để thanh toán cho nhà đầu tư căn cứ giá trị, tiến độ quy định trong hợp đồng BT. Bên cạnh đó, HĐND TP được quyết định dự toán, phân bổ ngân sách TP bảo đảm phù hợp với các định hướng cơ cấu lại ngân sách, phát triển kinh tế - xã hội; TP được tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu được hưởng theo phân cấp…
Về tổ chức bộ máy, Chính phủ đề xuất chuyển chức năng quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm; thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn TP từ Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương để thành lập Sở An toàn thực phẩm. UBND huyện thuộc TP. HCM có không quá 3 phó chủ tịch; UBND phường, xã, thị trấn có từ 50.000 người trở lên có không quá 3 phó chủ tịch. Báo cáo tóm tắt thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (UBTCNS) Vũ Thị Lưu Mai cho biết, Thường trực UBTCNS tán thành về sự cần thiết ban hành Nghị quyết vì đủ căn cứ chính trị, cơ sở pháp lý và căn cứ thực tiễn.
Về đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. HCM, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị thuyết minh về sự cần thiết và tính hợp lý. Trích dẫn Nghị quyết số 18 của Trung ương nêu “trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị”, cơ quan thẩm tra cho rằng “nếu việc thành lập Sở An toàn thực phẩm làm tăng đầu mối thì phải có ý kiến của Bộ Chính trị”. Về số lượng phó chủ tịch UBND huyện, phường, xã, thị trấn, cơ quan thẩm tra nhận định, TP. HCM có đặc thù riêng, mật độ dân số cao. Do vậy, tăng cường hiệu quả quản lý thì việc tăng số lượng cấp phó là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế để giải quyết những khó khăn hiện nay do thiếu lãnh đạo quản lý. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc vì chưa phù hợp với Nghị quyết 18 của Trung ương, đó là “giảm số lượng cấp phó”. Về đề nghị cho phép áp dụng PPP trong lĩnh vực thể thao, công nghiệp văn hóa, bảo tàng, di tích và di sản văn hóa, đa số ý kiến tán thành, tuy nhiên để bảo đảm linh hoạt, đề nghị không quy định mức vốn cụ thể và giao HĐND TP quyết định phù hợp tình hình thực tiễn. Một số ý kiến đề nghị áp dụng PPP đối với cả lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ và giao cho HĐND TP quyết định mức cụ thể trên cơ sở nhu cầu các dự án cần xã hội hóa. Tính toán kỹ phương án tài chính khi triển khai BOT trên đường hiện hữuPhát biểu tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tán thành các quy định về PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và cho rằng cần mở rộng sang cả lĩnh vực khác, đồng thời bỏ hạn mức 100 tỷ đồng, hướng tới mục tiêu đẩy mạnh xã hội hóa văn hóa. Ông cũng đề nghị giao thẩm quyền cho UBND TP. HCM quyết định số tầng cao trong các trường học để phù hợp với điều kiện thực tế của một đô thị lớn.
Thống nhất cao với việc sớm ban hành nghị quyết, tạo điều kiện cho TP. HCM phát triển đúng tiềm năng, song Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh băn khoăn về tổ chức bộ máy của HĐND TP. HCM và HĐND TP Thủ Đức. Dự thảo trao thêm nhiều thẩm quyền cho HĐND TP. HCM và HĐND TP Thủ Đức, nhưng với tổ chức bộ máy như hiện nay là không đủ đáp ứng yêu cầu công việc. Cho ý kiến về một số chính sách cụ thể, Chủ tịch Quốc hội cho biết, đa số ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội và UBTVQH đồng ý với việc cần mở rộng phạm vi áp dụng PPP hơn so với nội dung đề xuất, không chỉ là lĩnh vực thể thao mà có thể văn hóa, y tế… Đồng thời, không cần thiết phải quy định tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng mà phân cấp cho TP chủ động trong thực hiện. Về triển khai BOT trên đường hiện hữu, Chủ tịch Quốc hội đồng tình với dự thảo, đồng thời đề nghị Chính phủ và cơ quan thẩm tra nghiên cứu có thêm quy định có tính chất như “van khóa”, quy định về điều kiện, thủ tục thực hiện để hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và chủ đầu tư. Đề nghị TP nên tính toán kỹ phương án tài chính và các cơ chế chính sách kèm theo để đảm bảo hài hòa và hợp lý trong quá trình tổ chức và triển khai. Đối với các ý kiến đề xuất nghiên cứu để chuyển Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC) thành một Quỹ đầu tư của chính quyền địa phương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nghiên cứu tính toán thêm đề xuất này.
|