【link vào fabet】Năm 2020: Thực hiện cơ chế quản lý tài chính chung

  发布时间:2025-01-12 06:55:09   作者:玩站小弟   我要评论
Năm 2016, cả nước đã tiết kiệm được 3.400 biên chế ở Trung ương và 9.497 biên chế ở địa phương. Ảnh: link vào fabet。

nam 2020 thuc hien co che quan ly tai chinh chung

Năm 2016,ămThựchiệncơchếquảnlýtàichílink vào fabet cả nước đã tiết kiệm được 3.400 biên chế ở Trung ương và 9.497 biên chế ở địa phương. Ảnh: TL.

Tiết kiệm hơn 12,8 nghìn biên chế

Sau một thời gian áp dụng, theo Bộ Tài chính, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP (Nghị định 130) về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và Nghị định 117/2013/NĐ-CP (Nghị định 117) sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 130 đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị. Nhờ đó, nước ta đã tiết kiệm được số lượng lớn biên chế chưa tuyển. Như năm 2016, cả nước đã tiết kiệm được 3.400 biên chế ở Trung ương và 9.497 biên chế ở địa phương. Cũng nhờ có cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm mà các cơ quan đã sử dụng kinh phí chủ động, tiết kiệm, hiệu quả.

Đơn cử như tại Bộ Y tế, trong báo cáo mới được gửi đến Bộ Tài chính, việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thu được kết quả khá khả quan. Theo số liệu thống kê, Bộ này đã giao cho 81/81 đơn vị tự chủ. Đến nay, có 10 đơn vị tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên, 65 đơn vị tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên. Hiện chỉ còn 6 đơn vị do ngân sách đảm bảo chi phí hoạt động. Hiện nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao cho các đơn vị chỉ chiếm tỷ lệ 13,5% tổng kinh phí hoạt động trong khi nguồn thu dịch vụ và nguồn thu khác tăng nhanh, chiếm 86,5% trong tổng kinh phí của đơn vị.

Bộ Y tế đánh giá, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị đã phần nào cởi trói, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho các đơn vị sự nghiệp công trong sử dụng nguồn ngân sách, trong việc tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu. Các đơn vị đã triển khai nhiều hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu người bệnh và quản lý chặt chẽ một số nguồn thu ngoài dịch vụ y tế (như khám chữa bệnh theo yêu cầu, nhà thuốc bệnh viện, trông giữ xe, căng tin, nhà ăn). Ngoài ra, cũng nhờ cơ chế tự chủ mà các đơn vị đã xây dựng và ban hành được các định mức chi tiêu phù hợp, tiết kiệm để phát triển hoạt động chuyên môn.

Còn với Bộ Tư pháp, việc thực hiện cơ chế tự chủ đã nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong đơn vị. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, tổ chức thực hiện và giải quyết công việc với chất lượng và hiệu quả cao, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cơ chế tự chủ đã tạo được sự công khai, minh bạch trong việc quản lý sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước, bảo đảm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí.

Theo ông Phạm Văn Trường, Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính: “Trong các cơ quan hành chính, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị được nâng cao. Cán bộ, công chức có thể giám sát việc sử dụng biên chế, kinh phí. Tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới chờ đợi sự chỉ đạo cụ thể của cấp trên cũng được khắc phục. Cơ chế tự chủ đã giúp cơ quan tăng cường cơ sở vật chất, từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức”.

Bỏ cơ chế đặc thù ngành

Mặc dù kết quả ghi nhận về tình hình thực hiện tự chủ tại một số bộ, ngành khá tốt nhưng thực tế cho thấy vẫn còn tình trạng một số cơ quan chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao để triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, định mức phân bổ ngân sách nhà nước còn thấp, trong khi đa số các cơ quan hành chính không có nguồn thu khác, nên nhiều đơn vị không có nguồn kinh phí để bổ sung thu nhập cho cán bộ. Nhiều cơ quan chỉ có thu nhập tăng thêm mà chưa có nguồn để chi khen thưởng, phúc lợi, trích quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Đáng chú ý, theo lãnh đạo Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, có tình trạng một số cơ quan vẫn thực hiện chi thu nhập tăng thêm theo hình thức cào bằng, không gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ được xác định trên cơ sở quỹ lương theo chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức.

“Đến nay, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Do vậy, việc giao kinh phí vẫn dựa vào biên chế được cấp có thẩm quyền giao. Theo đó, số biên chế tiết kiệm được ở một số đơn vị thực chất là do chưa xác định được vị trí việc làm, chưa tuyển được người theo tiêu chuẩn quy định. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy chưa hiệu quả. Một số cơ quan có nhiều cán bộ công chức kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến không đảm bảo hiệu quả công việc”, ông Phạm Văn Trường chia sẻ.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ quan nhà nước để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Để tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm với các đơn vị hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính sẽ thực hiện giao quyền tự chủ sử dụng kinh phí cho các cơ quan trên cơ sở định mức phân bổ ngân sách nhà nước đáp ứng theo quy mô hoạt động công vụ của từng loại cơ quan quản lý nhà nước.

Đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất, sau năm 2020, khi lộ trình cải cách chính sách tiền lương đã đạt mục tiêu thu nhập của cán bộ công chức từ lương đã đạt mức trung bình khá trên thị trường lao động, không tiếp tục thực hiện cơ chế sử dụng kinh phí tiết kiệm để chi tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Đồng thời, khi chiến lược của các bộ, ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2020 đã đạt mục tiêu về đầu tư cơ sở vật chất, về đào tạo nguồn nhân lực… sẽ chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý tài chính chung đối với tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, không thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với một số ngành như hiện nay.

相关文章

最新评论