Theỉhọcsinhtốtnghiệptrunghọcthamgiahọcnghềnhận định malaysiao báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tính đến hết tháng 12/2018, cả nước có 1.948 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 397 trường cao đẳng, 519 trường trung cấp và 1.032 trung tâm GDNN.
Mạng lưới cơ sở GDNN rộng khắp cả nước đã góp phần thực hiện tốt công tác tuyển sinh đến mọi vùng miền, tạo thêm nhiều cơ hội thuận lợi cho người học khi có nguyện vọng và nhu cầu học nghề.
Mặc dù vậy, theo Tổng cục GDNN, trong năm 2019 công tác tuyển sinh sẽ tiếp tục khó khăn. Đáng chú ý, hiện tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS, THPT vào học nghề còn thấp (khoảng 10%). Tỷ lệ này cũng được đánh giá là thấp so với mục tiêu đã đề ra trong Chỉ thị số 10-CT/TW là “đến năm 2020 phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề" cũng như các mục tiêu phân luồng đến năm 2020 trong Quyết định số 522/QĐ-TTg đề ra.
Tổng cục GDNN cho rằng, công tác tuyển sinh vào GDNN gặp khó khăn một phần do phương thức tuyển sinh đại học có nhiều sự thay đổi như: chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh dài nên đã thu hút phần lớn học sinh vào học đại học, trong khi số lượng học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm không tăng nhiều.
Bên cạnh đó, một bộ phận xã hội vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò quan trọng của GDNN trong đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Tâm lý coi trọng bằng cấp vẫn còn nặng nề, thậm chí nhiều phụ huynh chỉ muốn con em tiếp tục học THPT và lên đại học, không muốn vào học nghề mặc dù học lực của con em mình yếu kém.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cũng đã khẳng định rằng, chủ trương phân luồng sớm học sinh vào học nghề là hoàn toàn không có sự bất bình đẳng nào. “Hệ thống của chúng ta trước đây quá chú trọng bằng cấp dẫn đến tình trạng phân luồng chỉ dành cho những ai không đạt được thi cử, đỗ đạt, quan niệm này phải thay đổi ngay” - ông Lê Quân cho biết.
Cũng theo ông Lê Quân, tới đây hệ thống GDNN sẽ tăng cường các chương trình chất lượng hơn, và đề nghị dừng các chương trình đào tạo không đảm bảo chất lượng./.
M.Đ