当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang xep hang bong da nu】Tích cực xuống giống vụ lúa Đông xuân

Tích cực xuống giống vụ lúa Đông xuân.MP3

Thời điểm này,ựcxuốnggiốngvụlaĐbang xep hang bong da nu tại nhiều cánh đồng, nông dân đang tích cực vệ sinh đồng ruộng để gieo sạ vụ lúa quan trọng nhất trong năm. Năm nay, nông dân trong tỉnh tiếp tục sử dụng các giống lúa chất lượng để gieo sạ nhằm có một vụ mùa bội thu.

Nông dân cày vùi rơm rạ, san phẳng mặt ruộng trước khi gieo sạ. Ảnh: T.TRÚC

Gieo sạ đồng loạt

Những năm gần đây, nhờ quan tâm đầu tư cho công tác thủy lợi nội đồng nên việc sản xuất nông nghiệp của nông dân ở huyện Phụng Hiệp đã thuận lợi hơn rất nhiều. Đến nay, trong tổng số hơn 18.000ha đất trồng lúa trên địa bàn thì có hơn 80% diện tích đất sản xuất được khép kín gắn kết với HTX, tổ hợp tác bơm tưới tập trung. Từ đó đã dần thay đổi tập quán sản xuất của nông dân từ manh mún, nhỏ lẻ sang hợp tác hình thành tiểu vùng liên kết, sản xuất.

Gần nửa tháng nay, các thành viên HTX nông nghiệp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, tất bật sửa chữa máy móc, chuẩn bị xuống các đập thời vụ nội đồng để tiến hành bơm nước cho cánh đồng lúa ở ấp Thạnh Mỹ B. Theo lãnh đạo HTX, năm nay chi phí nhân công, nhiên liệu tăng nên tiền công bơm nước sẽ dao động từ 110.000-130.000 đồng/công.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc HTX nông nghiệp Thạnh Mỹ B, cho biết: Những năm gần đây bà con nông dân rất đồng tình việc bơm nước tập thể. Bởi làm theo hướng này người dân không còn cảnh thức đêm canh nước như trước đây. Khi nước được bơm cạn, tổ bơm nước sẽ thông báo cho bà con ngâm lúa giống để gieo sạ, có như vậy sẽ đồng loạt trong các khâu sản xuất. Qua đó hạn chế được lao động chân tay, từ đó cũng giảm thêm chi phí, giúp bà con cải thiện thêm thu nhập.

Sản xuất đồng loạt còn giúp bà con thuận tiện trong các khâu từ phun xịt thuốc, thu hoạch và tiêu thụ lúa. Đặc biệt khi sản xuất đồng loạt còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng thu mua với nông dân. Như HTX Tân Phú A, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, với 21 thành viên nhiều năm nay cùng liên kết với nhau trong các khâu sản xuất lúa. Tất cả đều tuân thủ quy định về thời gian xuống giống đến sử dụng cơ cấu giống phù hợp để sản lượng lúa làm ra đều được công ty thu mua.

Ông Phạm Văn Hậu, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Phú A, cho biết: “Gieo sạ đồng loạt sẽ giúp cho HTX thuận lợi trong việc liên kết với máy gặt đập liên hợp khi thu hoạch. Lúa làm ra với sản lượng lớn và đồng loạt giúp cho doanh nghiệp thu mua một lần. Nhờ cách làm này mà các xã viên của HTX giảm được chi phí sản xuất từ 5-10%, giá lúa bán ra cao hơn thị trường từ 100-200 đồng/kg, từ đó thu nhập được nâng lên”.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Đông xuân 2024-2025, tỉnh có kế hoạch xuống giống 73.500ha, kết thúc đợt 1 nông dân đã xuống giống được hơn 15.000ha, tập trung tại huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Các giống lúa được nông dân chọn gieo sạ trong đợt 1 là OM 18, Đài thơm 8, RVT, Jasmine 85… Đợt 2, nông dân sẽ gieo sạ từ ngày 9 đến 15-12-2024 (tức ngày 9 đến 15-11 âm lịch) đối với trà lúa Đông xuân chính vụ trên địa bàn tỉnh. Đợt 3, từ ngày 9 đến 15-1-2025 (tức ngày 10 đến 16-12 âm lịch) đối với vùng trũng thấp, nước lũ rút chậm hàng năm gieo sạ trễ. Đây là lịch thời vụ đề xuất chung cho cả tỉnh, tùy theo tình hình rầy nâu di trú và thời tiết, thủy văn mà phòng NN&PTNT các huyện, phòng kinh tế thị xã, thành phố xây dựng lịch xuống giống riêng cho đơn vị phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương theo nguyên tắc “né rầy”, né hạn mặn.

Nông dân trong tỉnh tuân thủ lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân. Ảnh: T.TRÚC

Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt là tác động của giá lúa hàng hóa ở mức cao đã giúp cho nông dân thay đổi nhận thức trong việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao để gieo sạ. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, vụ lúa Hè thu vừa qua toàn huyện xuống được hơn 18.000ha. Với cơ cấu giống lúa chất lượng cao thì nông dân sử dụng giống OM 18 chiếm 43,55%, OM 5451 chiếm 42,71%, Đài thơm 8 chiếm 8,14%, OM 380 chiếm 3,55% còn lại 2,05% (giống RVT, IR 50404, OM34). Tỷ lệ này sẽ tiếp tục được ngành phấn đấu duy trì trong vụ Đông xuân 2024-2025.

Canh tác gần 2ha đất ruộng, thời điểm này ông Nguyễn Văn Út, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đã chuẩn bị xong lúa xác nhận giống OM18 cho vụ Đông xuân tới đây. Ông Út chia sẻ rằng, trước đây để tiết kiệm chi phí, gia đình thường sử dụng lúa thường từ vụ Đông xuân trước trữ lại để gieo sạ vụ sau, nhưng cách làm này không hiệu quả, vì lúa hàng hóa có tỷ lệ nảy mầm thấp lại lẫn nhiều tạp chất nên lúa đạt năng suất không cao. Lúa xác nhận tuy có giá bán cao gấp đôi, thậm chí gấp ba lần so với lúa hàng hóa, nhưng tỷ lệ nảy mầm, độ sinh trưởng và hiệu quả về năng suất luôn vượt trội.

Ông Út cho biết thêm: “Trong sản xuất lúa hiện nay, bà con đã ý thức được việc sử dụng lúa chất lượng cao để gieo sạ. Đã hạn chế được tình trạng sử dụng một giống lúa gieo sạ liên tiếp trong nhiều mùa vụ, thay vào đó là mỗi vụ sẽ sử dụng một giống lúa khác nhau, như vậy sẽ hạn chế được các loại cỏ dại và mầm bệnh tồn dư trên ruộng”.

Ngoài việc thay đổi cơ cấu giống lúa, những năm gần đây nông dân còn mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nếu trước đây phương thức sản xuất lúa  “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” còn khá xa lạ với bà con thì hiện nay đa phần nông dân làm lúa đều nằm lòng về những quy tắc này.

Hơn 5 năm nay, tập quán sản xuất lúa của gần 60 xã viên của HTX 26/3, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã có nhiều thay đổi. Nếu trước đây, làm theo tập quán sản xuất cũ, từ việc sử dụng giống hay phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo cảm tính dẫn đến năng suất lúa đạt không cao thì từ khi được tham gia các lớp tập huấn “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, trình độ sản xuất lúa của các xã viên nơi đây từng bước được nâng lên, năng suất lúa không chỉ đạt cao hơn, mà chi phí sản xuất còn giảm gần 20%.

Ông Lê Hoàng Dũng, xã viên HTX 26/3, cho biết: “Trước đây, bà con sản xuất lúa đa phần theo cảm tính, nhưng hiện nay từ việc chọn giống, sử dụng phân, thuốc nào, áp dụng quy trình sản xuất gì đều được tính toán kỹ càng. Quá trình sản xuất hiện nay bà con còn mạnh dạn sử dụng máy bay không người lái trong gieo sạ, phun xịt thuốc, rải phân…, từ đó giảm được nhân công lao động, tiết kiệm được chi phí, nâng cao hiệu quả canh tác”.

Theo kế hoạch vụ lúa Đông xuân năm nay huyện Phụng Hiệp sẽ xuống giống khoảng 18.000ha trong hai đợt. Đợt 1, từ ngày 20 đến 26-11-2024 (tức ngày 20 đến 26-10 âm lịch). Đợt 2, từ ngày 20 đến 26-12-2024 (tức ngày 20 đến 26-11 âm lịch). Tính đến nay, toàn huyện đã gieo sạ được 1.580ha, tập trung chủ yếu ở xã Tân Bình. Tuổi lúa dao động từ 1 đến 15 ngày tuổi, phát triển tốt. Trên diện tích xuống giống đa phần bà con sử dụng cơ cấu giống như: OM 18, Đài thơm 8, ST 24 chiếm đến 95%.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Để hướng đến một vụ mùa thắng lợi, huyện Phụng Hiệp chuẩn bị rất chu đáo cho vụ Đông xuân này. Thời gian qua, ngoài việc ban hành lịch thời vụ, còn khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng sớm, cày vùi rơm rạ, lúa chét ngay sau khi thu hoạch lúa Thu đông để cắt đứt nguồn thức ăn, nơi trú ngụ của sinh vật gây hại, hạn chế ốc bươu vàng đẻ trứng và ngộ độc hữu cơ cho lúa Đông xuân. Nông dân nên sử dụng lúa giống cấp xác nhận, có nguồn gốc rõ ràng và áp dụng sạ hàng, sạ thưa. Song song đó nên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ rầy nâu. Sau khi gieo sạ nông dân nên thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại để có biện pháp quản lý đạt hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho biết, đã yêu cầu phòng NN&PTNT vận động nông dân bên cạnh trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng thì sử dụng lúa giống cấp xác nhận sạ hàng, sạ thưa với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy. Có thể sử dụng một số giống lúa như RVT, OM 18, OM 5451, ST 24, ST 25, Jasmine 85, OM 4900, Đài thơm 8,… xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá gây thiệt hại. Cần bón vôi với liều lượng 500-1.000kg/ha ngay đầu vụ, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và các loại phân bón có chứa hàm lượng canxi, silic để giúp lúa tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và hạn chế đổ ngã. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác tiên tiến như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, SRP, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, IPM, sử dụng chế phẩm nấm xanh để phòng trừ rầy nâu. Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân theo dõi ruộng thường xuyên và kiểm soát kịp thời các đối tượng như ốc bươu vàng, chuột, rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá có khả năng gây hại mạnh vào đầu vụ. Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau.

T.TRÚC - D.KHÁNH

分享到: