Sốt siêu vi thường gặp ở trẻ em do hệ thống miễn dịch của trẻ còn non yếu. Đa số sốt siêu vi không nguy hiểm và sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên,ôngnênchủquanvớisốtsiêuviởtrẻkèo nhà cái c2 cũng có những trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người nhà cần đưa trẻ đến bệnh viện để khám, theo dõi sức khỏe, điều trị kịp thời...
Thời tiết mưa nắng thất thường như thế này trẻ rất dễ mắc sốt siêu vi
Mùa sốt siêu vi
Cả tuần qua, chị Phan Thị H. (TP.Thủ Dầu Một) phải nghỉ làm để ở nhà chăm hai con nhỏ đang học mẫu giáo bị sốt siêu vi. Chị H. cho biết lúc đầu đứa con nhỏ của chị sốt 2 ngày không khỏi, vợ chồng chị đưa cháu đi khám thì biết con mình bị sốt siêu vi. Đứa nhỏ chưa hết bệnh thì đến đứa lớn cũng sốt. “Bác sĩ khám bệnh nói bệnh hai cháu nhẹ nên cho thuốc về uống và theo dõi ở nhà. Cả hai đứa đều bệnh nên tôi phải ở nhà chăm con. Đứa lớn nhà tôi chắc lây từ đứa nhỏ vì bác sĩ nói bệnh này có thể lây qua đường hô hấp và tiêu hóa, khuyên tôi cho cháu nghỉ học để tránh lây cho các bé khác...”, chị H. nói.
Mùa này, đến khoa nhi bệnh viện hay các phòng khám nhi bên ngoài, mới thấy ngoài những trẻ bị sốt xuất huyết, tay chân miệng thì có rất nhiều trẻ mắc sốt siêu vi. Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Minh Nguyệt, Phòng khám Nhi đồng Minh Nguyệt (TP.Thủ Dầu Một), cho biết sốt siêu vi là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc mưa lúc nắng như thời điểm hiện nay. Bệnh có thể lây từ người sang người và không chỉ gặp ở trẻ nhỏ mà có thể gặp ở cả người lớn. Tuy nhiên, do trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hơn nên thường gặp hơn người lớn.
Bác sĩ khuyến cáo
Sốt siêu vi là những trường hợp sốt do nhiễm các loại vi rút khác nhau (còn gọi là sốt vi rút). Đa phần bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, người nhà cũng không nên chủ quan khi trẻ mắc sốt siêu vi để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Bác sĩ Nguyệt cho biết: “Mùa nắng nóng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khiến trẻ bị sốt, phát ban, quấy khóc… Hầu hết đều là siêu vi thông thường, ít gây hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 - 7 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, có một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chủ động phòng ngừa bằng tiêm chủng các loại vắc xin sẵn có...”.
Cũng theo bác sĩ Nguyệt, sốt siêu vi chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng và đề phòng các biến chứng. Vì thế, khi theo dõi tại nhà, các bậc cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ. Để trẻ nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Khi trẻ sốt cao sẽ dẫn đến bị mất nước, rối loạn điện giải, vì vậy cần cho trẻ uống nhiều nước và bù điện giải bằng Oresol (uống thay nước trong ngày). Về chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Cần cho trẻ uống thêm các loại nước ép hoa quả có chứa nhiều vitamin C như nước cam để tăng cường sức đề kháng. “Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể cho thuốc uống điều trị và theo dõi tại nhà, không nhất thiết phải nhập viện. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải theo dõi trẻ sát sao, khi trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần cho trẻ tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để dẫn tới các biến chứng nguy hiểm”, bác sĩ Nguyệt nói.
HỒNG THUẬN