设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > La liga > 【as roma vs feyenoord】Không nên hành chính hóa cơ quan quản lý vốn nhà nước 正文

【as roma vs feyenoord】Không nên hành chính hóa cơ quan quản lý vốn nhà nước

来源:88Point 编辑:La liga 时间:2025-01-10 19:23:40

scic

SCIC đang nắm 50,ôngnênhànhchínhhóacơquanquảnlývốnnhànướas roma vs feyenoord16% vốn tại FPT Telecom - doanh nghiệp có mức tăng trưởng gần 20% năm 2016.

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính, Chủ nhiệm Khoa Tài chính, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng: “Lựa chọn mô hình nào cũng phải phù hợp, gắn chặt với tiến trình đổi mới, tái cơ cấu DNNN. Một đằng chúng ta chủ trương giảm quy mô DNNN, trong khi lại muốn tăng quy mô cơ quan quản lý DNNN thì rõ là ngược chiều”.

PV: Gần đây, câu chuyện về mô hình cơ quan chuyên trách thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn tại DNNN và DN có vốn nhà nước đang được thảo luận nhiều với những luồng quan điểm khác nhau. Vì sao vấn đề này lại trở nên “nóng” như vậy vào thời điểm hiện nay, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp:Đối với DNNN, hiện nay có hai vấn đề lớn đang được thảo luận nhiều. Thứ nhất là xác định phạm vi, quy mô, hiệu quả hoạt động của DNNN trong nền kinh tế. Hai là mô hình tổ chức thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu vốn tại DNNN và DN có vốn nhà nước.

Trong đó, dù đã được đặt ra và nghiên cứu, trao đổi từ nhiều năm nay nhưng mô hình đại diện chủ sở hữu đối với DNNN vẫn luôn là vấn đề rất được quan tâm, bởi sau nhiều mô hình đã áp dụng từ trước đến nay, kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn.

Trước đây, chúng ta thực hiện quản lý nền kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, trong nền kinh tế đó chỉ có DNNN nên thực hiện quản lý DNNN theo kiểu cơ quan chủ quản. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế khác nhau thì mới nảy sinh yêu cầu tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN; xóa bỏ cơ chế chủ quản để tập trung thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với DN nói chung (trong đó có DNNN). Từ đó, Tổng cục Quản lý vốn và Tài sản nhà nước đã được thành lập năm 1995. Tổng cục này có hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương và quản lý tất cả các DNNN.

nghiep

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp

Tuy nhiên sau 4 năm tồn tại không phát huy được hiệu quả, cơ quan này đã chấm dứt hoạt động, các doanh nghiệp lại trở về với cơ quan chủ quản (các bộ và địa phương) quản lý. Sau đó, cơ chế chủ quản xuất hiện ngày càng nhiều bất cập nên Bộ Tài chính đã trình và được Chính phủ chấp thuận cho ra đời hai công ty: Công ty Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vào năm 2003 và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vào năm 2006.

Hai công ty này là biểu hiện sự thay đổi về chất mối quan hệ Nhà nước với DN: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động DN. Cơ quan hành chính không cấp vốn trực tiếp cho DN mà thông qua SCIC - trở thành mối quan hệ kinh doanh vốn, đầu tư vốn theo luật định giữa DN với DN. Về lĩnh vực xử lý công nợ cũng vậy, Nhà nước không ra các quyết định xử lý nợ như trước (giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ…) mà thông qua DATC để trở thành kinh doanh mua bán nợ.

Như vậy, thông qua SCIC và DATC, chúng ta đã xây dựng mối quan hệ mới giữa Nhà nước với DN, trở thành quan hệ giữa DN với DN trên những nguyên tắc của kinh tế thị trường, bước đầu từ bỏ mối quan hệ chủ quản giữa cơ quan hành chính với DN.

Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, SCIC chưa đạt mục tiêu trọn vẹn khi nhiều DN cả Trung ương và địa phương sau cổ phần hóa thuộc diện phải bàn giao cho SCIC nhưng đã chậm trễ hoặc lảng tránh không bàn giao. Mặt khác SCIC chỉ dừng lại ở mức nhận vốn từ những DN trực thuộc bộ ngành và UBND tỉnh, thành phố sau cổ phần hóa, còn những DN thuộc tổng công ty và tập đoàn sau cổ phần hóa vẫn do các tổng công ty và tập đoàn này nắm giữ. Tới lượt mình, các tập đoàn, tổng công ty và một số DN độc lập vẫn trực thuộc các bộ ngành, địa phương, tức là vẫn tồn tại cơ quan chủ quản.

PV: Như vậy, các bước đi tiếp theo phải được đặt ra như thế nào, thưa ông?

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp:Như phân tích ở trên, hiện nay đang tồn tại song song hai mô hình quản lý vốn nhà nước tại DN, một là mô hình doanh nghiệp đứng ra quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hai là mô hình cơ quan chủ quản.

Rõ ràng, việc để song song hai mô hình này là không hợp lý. Để quản lý thực sự đối với DNNN cần tách bạch rõ chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản lý nhà nước đối với DN.

Với cơ chế quản lý vốn nhà nước, không nên quay lại cơ chế chủ quản dưới bất kỳ hình thức nào. Thực tế, dù có thành lập riêng một ủy ban nhưng vẫn còn tính chất và đặc điểm của một cơ quan chủ quản, mà như vậy sẽ đi ngược mục tiêu tách riêng chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế chủ quản.

Bên cạnh đó, mục tiêu sắp tới của chúng ta là giảm mạnh số DNNN đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực để nhường sân cho các thành phần kinh tế khác. Khi quy mô DNNN giảm thì mô hình cơ quan quản lý không thể cồng kềnh, phình to.

Do đó tôi cho rằng, việc quản lý DNNN phải điều chỉnh cho phù hợp với quy mô sắp tới của DNNN. Cơ quan quản lý đối với DNNN dù là tổ chức kinh tế hay cơ quan hành chính thì vẫn phải phù hợp với quy mô, tiến trình cải cách DNNN. Nếu mục tiêu là cải cách, thu hẹp DNNN nhưng xây dựng cơ quan quản lý DNNN mới lại phình to thì rất bất hợp lý. Một đằng chúng ta chủ trương giảm quy mô DNNN, trong khi lại muốn tăng quy mô cơ quan quản lý DNNN thì rõ là ngược chiều.

PV: Hiện nay các cơ quan của Chính phủ đang đề xuất hai mô hình về việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại DN. Ông có nhận định gì về cả hai mô hình này?

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp:Trước đây đã có nhiều ý kiến nhưng hiện chỉ còn dừng lại ở hai mô hình để lựa chọn. Mô hình thứ nhất là quản lý theo kiểu hành chính, tức là thành lập Ủy ban của Chính phủ. Mô hình thứ hai là tổ chức kinh tế, quản lý theo kiểu DN, quỹ đầu tư.

Cả hai mô hình trên đều không mới mà đã từng hoặc đang tồn tại (tuy quy mô và phạm vi có khác). Theo tôi phải phân tích rõ ưu nhược điểm của các mô hình đã làm từ trước đến nay để lựa chọn một mô hình hợp lý. Ví dụ đặt ra yêu cầu là không còn tồn tại cơ quan chủ quản thì phương án thành lập cơ quan quản lý nhà nước có tránh được chức năng là cơ quan chủ quản không? Hay là theo mô hình DN thì liệu một mình SCIC có đủ sức ôm nổi các tập đoàn, tổng công ty không và vốn của cả nước hay không?

Chúng ta cũng thấy, mô hình quản lý hành chính cơ quan Nhà nước rõ ràng có hạn chế không khắc phục được cơ chế chủ quản và sự can thiệp hành chính vào hoạt động của DNNN dù muốn hay không vẫn có thể xảy ra.

Chúng ta đã xây dựng một nền kinh tế thị trường, cần phi hành chính hóa, nhưng nhiều DNNN vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, điều đó là cần thiết. Tuy nhiên, cũng không nên chính trị hóa toàn bộ hoạt động của DNNN, chỉ nên để một số DN đặc biệt phục vụ cho yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, bởi nếu toàn bộ DNNN đều thực hiện nhiệm vụ chính trị thì nền kinh tế không chịu nổi.

Còn với mô hình doanh nghiệp, như SCIC hoặc quỹ đầu tư thì hiện nay vấn đề đặt ra là SCIC cũng chỉ quản lý một phần nhỏ vốn của Nhà nước, phần lớn vốn của các tập đoàn, tổng công ty lớn vẫn đang đang được các bộ và các địa phương quản lý. Theo hướng này thì điều cần bàn sẽ là nếu lựa chọn mô hình như SCIC thì nên thành lập một SCIC hay nhiều SCIC? Nhiều SCIC thì theo địa phương hay theo lĩnh vực?

Tóm lại, tôi cho rằng, mỗi một mô hình đều có mặt ưu điểm, nhược điểm nhưng quan trọng nhất là phải cân nhắc mô hình nào phù hợp với xu hướng tái cấu trúc DNNN và xu hướng kinh tế thị trường.

PV: Vậy theo gợi ý của ông, mô hình nào sẽ là hợp lý ?

GS.TS Nguyễn Công Nghiệp:Tôi cho rằng, mô hình cơ quan chuyên trách thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu vốn tại DNNN và DN có vốn nhà nước phải bảo đảm được mục tiêu và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là tách chức năng đại diện chủ sở hữu với chức năng quản trị của DN, xóa bỏ cơ chế chủ quản; đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính như không tăng bộ máy, biên chế, không tăng chi NSNN. Đồng thời, mô hình tổ chức chuyên trách phải thực hiện được nhiệm vụ đầu tư vốn nhà nước nhằm thúc đẩy, dẫn dắt, lan tỏa, khai thông các nguồn lực đầu tư của xã hội.

Với xu hướng phát triển hiện nay, tôi tin rằng tập trung quản lý theo mô hình doanh nghiệp – quỹ đầu tư sẽ hợp lý, hiệu quả và khả thi hơn thành lập một cơ quan quản lý hành chính.

Mô hình quản lý theo hướng này sẽ xử lý được căn bản các vấn đề, như: Không can thiệp trực tiếp hành chính vào hoạt động điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (xóa bỏ được cơ chế chủ quản), thay vào đó cơ quan này sẽ chỉ phê duyệt và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp. Thực hiện phân cấp, tôn trọng quyền điều hành, quyền quản trị của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, ban điều hành DN; chủ sở hữu vốn nhà nước phải đóng vai trò là nhà đầu tư, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác trong DN. Đồng thời tách bạch, phân định rõ chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của DNNN.

Cùng với đó, mô hình DN đầu tư thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu sẽ thuận lợi hơn, minh bạch, công khai hơn trong việc đẩy nhanh tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước và cổ phần hóa DNNN; thúc đẩy đổi mới thực sự quản trị DN phù hợp nguyên tắc thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại DN.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hoàng Lâm (thực hiện)

热门文章

1.0023s , 7667.1953125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【as roma vs feyenoord】Không nên hành chính hóa cơ quan quản lý vốn nhà nước,88Point  

sitemap

Top