【lịch thi đấu bóng đá cup c1】Công lý hay ổn định?
Chính phủ đoàn kết dân tộc Lebannon được thành lập tháng 11-2009, gồm 15 bộ trưởng thuộc Liên minh 14/3 do Thủ tướng Saad Hariri đứng đầu và được Arab Saudi cũng như phương Tây ủng hộ, 10 bộ trưởng thuộc Liên minh 8/3 được Xyri và Iran ủng hộ và 5 bộ trưởng thân Tổng thống Michel Suleiman.
Các quan chức thuộc Hezbollah cho biết 11 bộ trưởng trong nội các gồm 30 thành viên đã tuyên bố từ chức, trong đó 10 người thuộc Liên minh 8/3 chủ yếu là các thành viên Phong trào Hezbollah của người Hồi giáo dòng Shiite và 1 bộ trưởng thân Tổng thống Suleiman. Theo Hiến pháp Lebannon, chính phủ sụp đổ khi có hơn 1/3 số thành viên nội các từ chức.
Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Saad Hariri - con trai cựu Thủ tướng Rafik Hariri - đối mặt với sức ép ngày càng tăng của Hezbollah và các đồng minh, đòi Chính phủ Lebannon tuyên bố Tòa án Đặc biệt về Lebannon (STL) điều tra vụ ám sát "có tì vết về chính trị" và đình chỉ mọi hợp tác với tòa án này. Hezbollah bác bỏ mọi dính líu đến cái chết của ông Rafik Hariri và cho rằng tòa án này phục vụ ý đồ chính trị của Mỹ và Israel.
Căng thẳng trong nội bộ chính quyền Beirut lên tới đỉnh điểm trong bối cảnh có thông tin cho rằng STL chuẩn bị công bố cáo trạng đối với một số thành viên Hezbollah liên quan vụ ám sát cựu Thủ tướng Rafik Hariri, đặc biệt là sau khi Thủ tướng Saad Hariri không tổ chức một phiên họp nội các đặc biệt để thảo luận khả năng các thành viên Hezbollah bị STL truy tố vì liên quan tới vụ ám sát. Nhiều người lo ngại vấn đề này sẽ thổi bùng lên xung đột giữa người Hồi giáo dòng Shiite và dòng Sunni ở Lebannon.
Ngoài ra, chất xúc tác khiến phe đối lập từ chức được cho là thất bại trong nỗ lực trung gian hòa giải kéo dài 5 tháng của Syria và Arab Saudi. Cả hai nước đều có ảnh hưởng lớn tại Lebannon, trong đó Arab Saudi ủng hộ ông Hariri, còn Syria đỡ đầu Hezbollah và được xem là duy trì sự kiểm soát thực tế đối với những vấn đề của Lebannon từ năm 1976 đến khi buộc phải rút quân sau cái chết của ông Hariri cha.
Một câu hỏi được đặt ra là Lebannon sẽ đi về đâu? Các nhà phân tích cho rằng ưu tiên của Hezbollah là tìm cách tạo một sự đồng thuận tại Lebannon để từ chối tòa án STL với thành phần bao gồm các thẩm phán Lebannon và nước ngoài cùng tham gia xét xử.
Hezbollah hối thúc rút những thẩm phán Lebannon khỏi STL cũng như phần đóng góp cho phí tổn tòa, từ chối chấp nhận hoặc thực thi bất kỳ bản luận tội nào. Tuy nhiên, một diễn biến như vậy chỉ có thể tạm thời làm chậm diễn biến phiên tòa chứ không chấm dứt được phiên tòa đó, bởi Hội đồng Bảo an LHQ có quyền điều chỉnh nhiệm vụ và duy trì phiên tòa bất chấp những diễn biến tại Lebannon.
Tòa án của LHQ dự kiến sẽ công bố bản luận tội vào cuối tháng Hai tới. Trong khi đó, thủ lĩnh của Hezbollah Sheikh Hassan Nasrallah tuyên bố sẽ không giao nộp bất kỳ thành viên Hezbollah nào cho tòa án và "sẽ chặt tay bất kỳ ai tìm cách bắt họ". Một số nhà lãnh đạo Lebannon nói rằng họ đang phải lựa chọn công lý cho ông Hariri cha hoặc sự ổn định của Lebannon. Quyết tâm của những người đang phân vân giữa hai lựa chọn này sẽ bị thử thách trong những tháng tới.
Thanh Phương