Tăng dân số bằng một tỉnh
Trong thời gian qua,óLuậtThủđôvẫnnhứcnhốiviệcnhồicaoốcvùnglõlịch đá bóng hôm nay vn Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã giám sát về việc thực hiện một số quy định của Luật Thủ đô, trước khi Hà Nội trình ra Quốc hội tới đây. Thống kê cho thấy, dân số Hà Nội từ 2013 đến năm 2017 tăng từ 6,8 triệu lên hơn 7,4 triệu dân. Trung bình, tốc độ tăng dân số trên 200 nghìn người/năm. Sau 5 năm thi hành Luật Thủ đô, dù bước đầu có kết quả, song tình trạng tăng dân số cơ học vào nội thành vẫn tiếp tục xảy ra, tạo áp lực lớn về hạ tầng xã hội.
Theo tính toán của Phó Chủ nhiệm Uy ban Pháp luật Phạm Trí Thức, với mức tăng gần 1 triệu dân trong 4 năm ở Hà Nội, con số này gần bằng dân số của một tỉnh như Đồng Tháp. Sau khi ban hành Luật Thủ đô, mặc dù điều kiện nhập khẩu đã khắt khe hơn, nhằm hạn chế di dân vào nội thành, tuy nhiên biện pháp này không thực sự hiệu quả. Chung cư ở ngoại thành chủ yếu là dân ở các tỉnh khác về, cũng như dân ở các huyện thuộc Hà Tây cũ, còn dân từ nội đô ra rất ít.
“Điều 19, Luật Thủ đô được xây dựng nhằm huy động các nguồn lực, xây dựng các khu đô thị đồng bộ về hạ tầng ở ngoại thành, phối hợp với các tỉnh vùng Thủ đô tạo việc làm. Đây là cách đi đúng hướng, vì người dân ở nhiều thủ đô trên thế giới sống cách nội đô gần trăm km vẫn vào làm trong nội đô. Trong khi ở nhiều nước, người dân sống cách nội đô 70 km nhưng đi tàu điện ngầm, có khi còn nhanh hơn đi 7 km ở Việt Nam”, ông Thức nhìn nhận.
Phó Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đề nghị, cần phân tích sâu hơn về nguyên nhân vì sao Hà Nội lại không giãn dân ra được ngoại thành, chính sách tái định cư có bất cập gì không? Theo ông, có lý do liên quan đến sự thay đổi quy hoạch liên tục, nên chất lượng đời sống của người dân không được bảo đảm.
Quản lý phường trong khu chung cư thế nào?
Một trong những bất cập được đoàn giám sát chỉ ra là tình trạng di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nội đô ngay sau đó lại xây dựng thành các tòa chung cư cao tầng. Rồi dân đến tập trung sinh sống, như vậy làm sao di dời được, làm sao giảm quá tải nội đô được? Thành phố phải làm rõ việc xây dựng chung cư cao tầng trong nội thành có vi phạm quy hoạch không?
Từ thực tiễn giám sát ở các quận Đống Đa, Hoàng Mai, Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật Phạm Văn Hòa cho rằng, việc xây dựng chung cư cao tầng ở những địa bàn này có lẽ vì “béo bở, thu lợi nhanh”, nếu không dứt khoát dừng xây dựng sẽ không thể khắc phục những bất cập đang diễn ra. “Thành phố nên căn cứ vào Luật Thủ đô, còn nếu có chính sách bất cập thì đề nghị sửa để di dân bằng được ra ngoại thành, vì ở khu vực này có những nơi đang bỏ trống”, ông Hòa cho hay.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Trần Thị Dung viện dẫn khoản 1, điều 19, Luật Thủ đô quy định, không xây dựng mới khu công nghiệp, nhà máy trong nội đô, nhưng lại không có quy định nào về việc không xây dựng nhà cao tầng. Dẫn đến nhiều nhà cao tầng trong các quận lõi như khu Kim Mã, Giảng Võ đã quây kín, nay mai chung cư sẽ mọc cao lên.
Thực tế đáng lo ngại là bệnh viện, trường học không di dời được, quỹ đất cũng không thu hồi được, trong khi đó mật độ nhà cao tầng ngày càng nhiều lên. Thực trạng này đặt ra câu hỏi: Các quy định của Luật Thủ đô về vấn đề này có khả thi không? Có nên sửa các quy định này không?
“Mật độ dân cư trong nội đô không giảm mà chỉ tăng. Tới đây khi lấp đầy nhà chung cư trên đường Lê Văn Lương, rồi khu vực Thanh Xuân…Thủ đô đã chuẩn bị mô hình quản lý phường trong khu chung cư chưa? Khi báo cáo về thực hiện Luật Thủ đô, có đề nghị sửa đổi những quy định không khả thi không?”, bà Dung nêu vấn đề.
Báo cáo đoàn giám sát, Hà Nội đề nghị rà soát, sửa đổi bổ sung các văn bản quy định chi tiết không còn phù hợp, sửa đổi một số nội dung của Luật Thủ đô cho phù hợp với tình hình mới; quy định nhằm đảm bảo mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp đặc điểm tình hình của Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đề nghị cho phép thành phố thực hiện thu tiền tương đương giá trị quỹ đất 20% đối với các dự án nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên. |