您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【keonhqcai】Đề nghị có Nghị quyết về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhận Định Bóng Đá87人已围观

简介Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch phát biểu chiều 21/11.Thủ tướng phải làm quá nhiều việcVề nhiệm vụ, quyền ...

TNT

Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch phát biểu chiều 21/11.

Thủ tướng phải làm quá nhiều việc

Về nhiệm vụ,ĐềnghịcóNghịquyếtvềquảnlývốnnhànướctạidoanhnghiệkeonhqcai quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội), cho rằng theo dự thảo, Thủ tướng phải làm quá nhiều việc cụ thể, kéo dài tới cả 4 trang dự thảo luật, ví dụ như cả việc phê duyệt điều lệ của trường đại học.

“Tôi rất băn khoăn giao cho Thủ tướng quá nhiều việc, Thủ tướng phải cả làm những việc cụ thể thế này thì Thủ tướng sẽ không làm được việc lớn. Thủ tướng phải là người lãnh đạo chứ không phải quản lý”, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch nói.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội); Nguyễn Doãn Khánh (Phú Thọ) cho rằng, với chức năng của Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, dự thảo Luật cần quy định cứng về số lượng bộ và các cơ quan ngang bộ; số lượng Phó Thủ tướng, cấp phó tại các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng tinh gọn, gọn nhẹ, hiệu quả.

Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) đề nghị dự thảo cần có quy định chi tiết về tỷ lệ, số lượng thành viên nữ trong Chính phủ; số lượng nữ đảm nhiệm chức vụ thứ trưởng, cấp phó cơ quan ngang bộ để đảm bảo mục tiêu bình đẳng giới.

Phân tích cụ thể hơn, đại biểu Lê Bộ Lĩnh (An Giang) đề nghị cần có nghiên cứu, tổng kết để khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đa ngành. Cần đánh giá lại hiệu lực quản lý của các bộ đa ngành thời gian qua như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương… vốn quản lý nhiều bộ trước đây gộp lại.

Ngược lại, một số lĩnh vực lại đang bị chia cắt cho nhiều bộ. Ví dụ như phân bổ ngân sách hàng năm thì bên cạnh Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng tham dự, hay như quản lý dạy nghề thuộc cả Bộ Lao động Thương binh xã hội và Bộ Giáo dục đào tạo…

Trong khi đó, vẫn còn một số lĩnh vực không có Bộ nào quản lý như lĩnh vực cơ sở hạ tầng, một số cơ quan được lập ra thì địa vị pháp lý chưa rõ, như Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia… Chính vì vậy, đại biểu Lê Bộ Lĩnh cho rằng để xác định cơ cấu Chính phủ rõ ràng trong luật cần có nghiên cứu, tổng kết cụ thể.

Cần có Nghị quyết về đại diện quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Liên quan đến quy định về chức năng đại diện quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Trịnh Ngọc Thạch đánh giá cao điểm mới của luật là xóa bỏ cơ chế chủ quản với doanh nghiệp của các bộ.

Đại biểu Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hoà) nêu ý kiến hiện chúng ta đang thực hiện chủ trương bỏ chức năng đại diện quản lý vốn nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. Từ nay đến khi Luật Tổ chức Chính phủ mới có hiệu lực, sẽ có khoảng trống về quản lý khi chưa có mô hình mới. Do vậy, đại biểu đề nghị nên có Nghị quyết về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngay tại kỳ họp này, để tạo điều kiện cho Chính phủ thực thi một vấn đề vốn rất khó. Chính phủ có thể phải triển khai mô hình đặc thù trước khi có luật hoàn chỉnh. Theo đại biểu, nội dung này có thể đưa vào Nghị quyết về tái cơ cấu nền kinh tế dự kiến thông qua trong tuần tới.

Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cho rằng trong khi chờ đợi cải cách, nên đưa nội dung này vào Nghị quyết của Quốc hội.

Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu cũng đề nghị cần xác định rõ cơ chế chịu trách nhiệm của từng cấp, ngành, địa phương; tránh tình trạng không quy được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát vốn tại địa phương. Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cần khắc phục nhược điểm lớn nhất của bộ máy hành chính hiện nay là chế độ trách nhiệm công vụ chưa rõ ràng giữa Chính phủ và chính quyền địa phương.

Đại biểu Trần Du Lịch, Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, việc xây dựng các dự luật về ngân sách, tổ chức, bộ máy của Chính phủ, chính quyền địa phương và các luật về tổ chức là cơ hội lớn để Quốc hội khóa XIII đổi mới mạnh mẽ, khắc phục nhược điểm của nền hành chính công hiện nay theo tinh thần của Hiến pháp mới ban hành.

“Đây là cơ hội để Quốc hội khoá 13 đổi mới sâu rộng hơn nền hành chính công. Hiến pháp có nhiều dư địa để đẩy mạnh quá trình đổi mới, nếu chúng ta không làm thì đây là trách nhiệm của chúng ta chứ không ai khác”, đại biểu nhấn mạnh.

Hoàng Yến

Tags:

相关文章