Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950,ệđốitácchiếnlượctoàndiệnViệtNam–LiênbangNgaHướngđếntầmcaomớbxh la liga mới nhất sau đó quyết định nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược vào năm 2001. 11 năm sau, hai nước đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, đáp ứng nhu cầu hợp tác song phương trong thời kỳ mới. Những năm qua, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố, tăng cường, thông qua việc trao đổi các phái đoàn và những cuộc gặp song phương ở mọi cấp, tạo động lực cho việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trong đó, hợp tác kinh tế, thương mại phát triển khá tích cực. Hai nước đã duy trì cơ chế Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, thành lập từ năm 1992 và được nâng cấp lên cấp Phó Thủ tướng từ năm 2011. Việt Nam và các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu, mà Nga là thành viên đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do vào ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 5/10/2016.
Năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,7 tỷ USD; năm 2017 tăng lên mức 3,55 tỷ USD; năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD, tăng 28,5% so với năm 2017. Kim ngạch thương mại 2 tháng đầu năm 2019 đạt 790 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2018. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nga gồm: Điện thoại, may mặc, nông, thủy, hải sản các loại… Các mặt hàng nhập khẩu từ Nga gồm: Xăng dầu, sắt thép, phân bón, máy móc, thiết bị các loại… Về đầu tư, tính đến tháng 2/2019, Nga đứng thứ 24 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 127 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 950 triệu USD. Đầu tư của Nga tập trung chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, dầu khí, công nghiệp chế biến, chế tạo... Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn gần 3 tỷ USD, với các dự án: Liên doanh dầu khí Rusvietpetro; Trung tâm Văn hóa - Thương mại Hà Nội - Moskva; chăn nuôi bò sữa và nông nghiệp của Tập đoàn TH... Về hợp tác năng lượng, đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống chiến lược và hiệu quả, đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách Việt Nam và Nga. Bên cạnh việc tiếp tục hợp tác trong khuôn khổ Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro đến năm 2030, các tập đoàn dầu khí lớn của Nga như Gazprom và Rosneft đang triển khai nhiều dự án tại thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tại các khu vực xa bờ. Tại Nga, Liên doanh Dầu khí Rusvietpetro đang triển khai Dự án khai thác dầu khí tại Khu tự trị Nhenhexky. Ngoài ra, các doanh nghiệp dầu khí hai nước cũng đang xem xét, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như nhập khẩu khí hóa lỏng, sản xuất nhiên liệu động cơ… Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Chuyến thăm của Thủ tướng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực.
|