【soi kèo cộng hòa séc】Cục Thuế TP. Hà Nội: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý thuế
Việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu giúp quản lý thuế thương mại điện tử tốt hơn. Ảnh minh họa |
Chuẩn hóa mã số thuế cá nhân
Theo Quyết định số 06 ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06), ngành Thuế đã tiến hành rà soát, chuẩn hóa mã số thuế theo mã định danh công dân. Việc chuẩn hóa mã số thuế có ý nghĩa rất lớn, giúp thay đổi phương thức quản lý thuế từ thủ công, sử dụng giấy tờ sang hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý toàn dân thông qua mã định danh cá nhân.
Ông Dương Minh Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thuế Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện Đề án 06, thời gian qua chi cục đã nỗ lực thực hiện rà soát, “làm sạch”, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về người nộp thuế. “Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công chức, sau hơn một năm triển khai thực hiện Đề án 06, chúng tôi đã đã thu được nhiều kết quả tích cực, giúp nâng cao hiệu quả quản lý thuế và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính” - ông Đạo chia sẻ.
Ông Đạo cũng cho biết thêm, tổng số mã số thuế Chi cục Thuế Hai Bà Trưng được phân công là trên 24.100 mã số thuế, trong đó có gần 7.000 mã số thuế đã được chi cục cập nhật trên hệ thống. Mã số thuế đã rà soát và đã khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là trên 17.100 mã số thuế, chiếm 99,9% số mã số thuế có thể rà soát.
Ông Vũ Mạnh Cường - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, để có được kết quả thu ngân sách tăng trưởng 18,5% trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ, Cục Thuế TP. Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đã quản lý hiệu quả thu thuế thương mại điện tử (TMĐT).
Trên cơ sở kết quả chuẩn hóa mã số thuế cá nhân theo Đề án 06, Cục Thuế TP. Hà Nội đã định danh thông tin được 418 doanh nghiệp sở hữu sàn TMĐT; 668 chủ thể kinh doanh sản phẩm, nội dung số; 54 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về định danh các chủ thể kinh doanh TMĐT, doanh thu kê khai, số thuế đã nộp, tài khoản ngân hàng... của trên 366.857 shop, tương ứng 197.848 mã số thuế.
“Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan thuế, tổng số thu từ hoạt động TMĐT 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn TP. Hà Nội đạt xấp xỉ 10.000 tỷ đồng, trong đó sàn TMĐT là 2.500 tỷ đồng; doanh nghiệp là 6.700 tỷ đồng; hộ, cá nhân kinh doanh là 700 tỷ đồng” - ông Cường thông tin.
Hoàn thiện kết nối liên thông về cơ sở dữ liệu
Để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, một trong những giải pháp đã được Cục Thuế TP. Hà Nội đưa ra là tiếp tục rà soát, chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân theo Đề án 06. Để đạt được mục tiêu này, lãnh đạo của một số đơn vị cho rằng, cần đẩy mạnh kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu TMĐT, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng… để đối chiếu một cách nhanh chóng yêu cầu kê khai nộp thuế, yêu cầu thanh tra kiểm tra... Các thông tin của người nộp thuế được thay đổi tại dữ liệu quốc gia về dân cư tự động cập nhật vào TMS.
Ngoài ra, cần nâng cấp ứng dụng để cung cấp thông tin về các thành viên hộ gia đình, hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với nghĩa vụ thuế cá nhân đại diện cho hộ gia đình, cá nhân hoàn thuế thu nhập cá nhân, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp.
Riêng việc chuẩn hóa dữ liệu đối với nhóm hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh TMĐT, đại diện Chi cục Thuế Hai Bà Trưng cho biết, theo quy định tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, có 3 phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh là: phương pháp kê khai, phương pháp khoán, phương pháp theo từng lần phát sinh. “Cá nhân kinh doanh TMĐT là loại hình kinh doanh mới, có phương pháp tính thuế khác biệt với 3 phương pháp trên. Nhóm cá nhân kinh doanh này cần được nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng chế tài riêng, tiến tới thực hiện kê khai TMĐT qua sàn để cơ quan thuế đạt hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý thuế” - ông Đạo đề xuất.
Đối với nhóm người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đại diện Chi cục Thuế Hai Bà Trưng cho biết, đây là nhóm đối tượng lớn và khó khăn để chuẩn hóa dữ liệu mã số thuế cá nhân. “Nhiều trường hợp người nộp thuế đã mất, đã chuyển nhượng đất, nhưng không làm thủ tục chuyển đổi sang tên, người nộp thuế vẫn phát sinh nghĩa vụ thuế. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với nhóm đối tượng này, để các cá nhân khác trong hộ gia đình đang sử dụng đất thực hiện thủ tục chuyển tên người đóng thuế, đảm bảo quản lý thuế đúng đối tượng sử dụng đất” - ông Đạo chia sẻ.
Hiện đại hóa công tác quản lý thuế Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành yêu cầu Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục xây dựng các ứng dụng điện tử để quản lý thuế, khai thác hiệu quả các nguồn thu còn tiềm năng; tiếp tục kiểm tra, giám sát việc xuất hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu theo đúng quy định; triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền... |
相关推荐
- Tiến độ giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hoà
- Cảnh giác chiêu lắp ráp hàng Trung Quốc để 'đội lốt' hàng Việt Nam xuất khẩu
- Xây dựng đô thị thông minh: 'Địa phương lúng túng'
- Hàn Quốc thuộc Top dẫn đầu thế giới về công nghệ sản xuất thông minh
- Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khí PM3 Cà Mau: an toàn tuyệt đối
- Ngăn chặn hành vi kinh doanh lượng lớn đồng hồ đeo tay có dấu hiệu giả mạo
- Thu giữ hàng nghìn sản phẩm giả các thương hiệu nổi tiếng tại chợ Ninh Hiệp