【k+ sport 1 trực tuyến】Hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương”: Tác phẩm âm nhạc của niềm tự hào
“Cùng nhau luyện tập, thể hiện được hợp xướng chính là các bạn đang dần bước vào âm nhạc chuyên nghiệp, đó là dòng nhạc bác học. Chúc mừng ngành giáo dục Bình Dương đã và đang xây dựng được dàn hợp xướng cho ngành với sự tham gia của chính các thầy cô…”, đó là nhận xét của nhạc sĩ Võ Đông Điền, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh khi đến thăm dàn hợp xướng ngành giáo dục tỉnh đang tập luyện để tham gia “Tiếng hát giáo viên toàn quốc” khu vực 4, vừa được tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh.
Hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương” tại hội thi Tiếng hát giáo viên toàn quốc khu vực 4 tại TP.Hồ Chí Minh
Gần 40 thầy cô giáo được tuyển chọn từ các trường để cùng luyện tập, hình thành đội hợp xướng riêng của ngành giáo dục tỉnh nhà. Trong số đó, có đến hơn một nửa không phải là giáo viên âm nhạc. Các thầy cô đến với hợp xướng lần này của ngành là tình yêu âm nhạc, là đam mê nghệ thuật ca hát. Thầy Nguyễn Ngọc Khuê, giảng viên chuyên ngành chỉ huy và dàn dựng hợp xướng của trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa tỉnh chia sẻ: “Trực tiếp luyện tập cho các thầy cô tôi cảm thấy tự hào, dù chỉ gần 3 tuần luyện tập nhưng với sự nghiêm túc, đầy đam mê các thầy cô đã làm nên những vẻ vang cho ngành. Hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương”, do nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sáng tác và lời của nhà thơ Lê Giang gồm khúc mở đầu và 3 chương được cất lên tại hội thi là điều hết sức tuyệt vời. Một Bình Dương tự hào của quá khứ, hiện tại và tương lai được giới thiệu cùng bè bạn đầy trìu mến và hơn hết đó là sự hãnh diện của các thầy cô…”.
Thầy Khuê chia sẻ thêm: “Cái khó của hợp xướng đó là thời gian luyện tập và ca viên phải có khả năng hát tốt phần bè của mình, nghe được phần bè của người khác để làm thế nào khi các bè cất lên phải quyện vào nhau và cân bằng được âm lượng giữa các bè (không phải mạnh ai người ấy hát), để người nghe có thể cảm nhận được nội dung tác phẩm một cách tốt nhất. Hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương” là hợp xướng 4 bè, gồm: Bè nữ cao (Soprano); bè nữ trầm (Anto); bè nam cao (Teno) và bè nam trầm (Basse), do các thầy cô giáo trong nghành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương tham gia một cách say sưa và trách nhiệm cao”.
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương” tâm sự: “Tác phẩm được tôi sáng tác năm 2002 và đến hôm nay tôi mới được nghe trọn vẹn cả tác phẩm của mình, tôi thật xúc động và cảm ơn các bạn. Một Bình Dương được các thầy cô hát vang đầy tự hào. Tôi hãnh diện vì các bạn…”. Đó là chia sẻ đầy chân tình của tác giả khi ông đến thăm và dự buổi tập luyện của các thầy cô giáo. “Những ngày đầu tập bài, 4 bè còn chưa được ráp vào nhau và bài hát thì lần đầu tiên tiếp xúc nên chưa thể cảm nhận hết, thú thật tôi cảm thấy hơi lo. Nhưng bằng sự nỗ lực của mọi người, sự hướng dẫn tận tình của thầy Khuê, sự động viên của tác giả… hợp xướng đã thành công ngoài mong đợi. Tự hào lắm một Bình Dương kiên cường trong quá khứ, mạnh mẽ đứng lên, rạng ngời với hiện tại và tương lai. Tôi hy vọng, hợp xướng sẽ tiếp tục được luyện tập, được diễn để mọi người cùng tự hào…”, thầy Nông Ngọc Trọng, giáo viên bộ môn văn trường THPT An Mỹ, thành viên hợp xướng chia sẻ.
Hợp xướng “Đất quê ta Bình Dương” chắc chắn sẽ là tự hào không chỉ riêng ngành giáo dục mà còn là tự hào chung của tỉnh để đất, người Bình Dương luôn hiền hòa, đẹp đẽ được giới thiệu cùng bạn bè muôn nơi.
SONG ANH
相关推荐
- Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
- Nhiều khu vực trên cả nước cần đề phòng thời tiết nguy hiểm
- Kho bạc Nhà nước từ chối trên 239 tỷ đồng tiền chi sai quy định
- Cách nấu chè bà ba Nam Bộ thơm ngon, chuẩn vị
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Máy bay chở 62 người rơi xuống khu dân cư, không ai sống sót
- Đang hóng gió trước sân, cô gái giật mình thấy vật thể lạ trên trời rơi xuống
- Lịch cắt điện ngày 14/6 tại Hà Nội, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An