Dư luận có thể chia sẻ phần nào và cảm thông trước việc các ngân hàngthương mại trong nước yêu cầu cơ quan chức năng xử lý dứt điểm những tồn tại,ứutíndụngBOTgiaothônglàmtiềnđềtriểnkhaidựáncaotốcBắđức vs bỉ vướng mắc đang khiến nhiều dự ánBOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) giao thông đứng trước nguy cơ vỡ phương án tài chính, đồng thời coi đó là một tiền đề để xem xét tham gia tài trợ vốn tín dụng cho 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang trong giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư.
Nhiều dự án BOT giao thông đối diện với tình trạng sụt giảm doanh thu. |
Cần phải nói thêm, với nhiều ưu đãi và cơ chế chia sẻ rủi ro đã được cập nhật, 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam thực sự là cơ hội kinh doanh tốt cho nhà đầu tư lẫn tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu tại một số dự án BOT triển khai trong giai đoạn trước có xu hướng gia tăng đã khiến ngân hàng phải ngập ngừng. Ngân hàng có lẽ càng dè dặt khi gần một nửa số dự án BOT giao thông bị hụt doanh thu, trong đó không ít dự án đứng trước nguy cơ thua lỗ lớn, thậm chí thu không đủ trả chi phí lương và duy tu công trình.
Đáng chú ý là, dù dư nợ chưa bằng một nửa so với dự án BOT ngành điện (111.000/260.000 tỷ đồng), nhưng từ đầu năm 2018 đến nay, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng đối với các dự án BOT, BT (xây dựng - chuyển giao) lĩnh vực giao thông liên tục tăng nhanh. Tại thời điểm 30/6/2019, tỷ lệ nợ xấu BOT giao thông là 2,11%, một năm sau (30/6/2020) đã tăng lên 5%, chủ yếu do doanh thu thu phí không đạt như dự kiến do tác động trực tiếp của Covid - 19.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt giảm doanh thu tại các dự án BOT giao thông. Trong đó, có nguyên nhân do phân lưu lưu lượng phương tiện sang tuyến đường song hành, do trạm thu phí chưa được đưa vào khai thác hoặc thời gian đưa vào thu phí chậm so với hợp đồng, do phải giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ và miễn giảm phí cho khu vực lân cận trạm thu phí…
Thời gian qua, với trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Bộ Giao thông - Vận tải đã nỗ lực phối hợp với các nhà đầu tư xử lý hoặc đề xuất giải pháp nhằm tháo gỡ. Nhưng do phần lớn vướng mắc này vẫn phải chờ quyết định của cấp có thẩm quyền, nên tình trạng thua lỗ tại các dự án BOT ngày càng nghiêm trọng.
Trên thực tế, với việc cho vay 75 - 85% tổng mức đầu tư và nhận thế chấp bằng quyền thu phí dự án BOT, các tổ chức tín dụng mới là những người chịu rủi ro lớn nhất khi doanh thu thu phí tiếp tục thấp xa so với dự kiến và rất khó cải thiện trong ngắn hạn.
Không thổi phồng quá mức rủi ro, nhưng rõ ràng, việc các dự án BOT bị hụt thu có dấu hiệu lan rộng thực sự là vấn đề cần được các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, nhận diện và giải quyết thấu đáo. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải tổng rà soát, đánh giá rủi ro, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra và giám sát chặt chẽ, liên tục việc cấp tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông, nhất là đối với các ngân hàng thương mại có dư nợ lớn, với nhóm khách hàng và người có liên quan có số dư tín dụng lớn. Mục đích là để kịp thời phát hiện, cảnh báo rủi ro và có biện pháp xử lý nhanh, thích hợp, đúng quy định pháp luật, không để nợ xấu đối với tín dụng các dự án BOT, BT giao thông gia tăng.
Đối với các dự án mà doanh thu thu phí không đạt như dự kiến do ảnh hưởng của chính sách thu phí, không được tăng phí như kế hoạch… các bộ, ngành liên quan cần khẩn trương xử lý dứt điểm để tạo niềm tin cho nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ, tuyệt đối không đổ dồn khó khăn, trách nhiệm cho nhà đầu tư và ngân hàng. Bên cạnh đó, các địa phương cần có trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đặt trạm, quản lý trạm thu phí để tránh tình trạng bỏ trạm, di dời trạm, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ ngân hàng.
Về phần mình, bản thân các tổ chức tín dụng cũng phải nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc tài trợ vốn cho các dự án phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông; thường xuyên nắm bắt thông tin về dự án, khách hàng vay vốn, chủ động phối hợp với khách hàng để giải quyết khó khăn, vướng mắc…
Cùng với việc nâng cao chất lượng lựa chọn nhà đầu tư, về lâu dài, việc đa dạng hóa thêm các nguồn vốn cho các dự án PPP hạ tầng là rất cấp thiết, tránh phụ thuộc quá nặng nề vào nguồn tín dụng trong nước vốn đã chạm giới hạn cấp tín dụng từ lâu. Những khó khăn trong việc huy động vốn vay cho 5 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam có thể xem là ví dụ điển hình.