【ket qua ngoại hạng】Chuyện huấn luyện những chú “khuyển” của Hải quan Việt Nam
Đội Quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (CNV), Đội 8 thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), hiện là nơi quản lý, hướng dẫn huấn luyện, sử dụng 120 CNV được phân bổ tại 22 cục hải quan tỉnh, thành phố, 33 chi cục hải quan cửa khẩu. Trong số này có 80% giống chó Lablador (Australia) và 20% giống chó Becgie (Đức). Về cơ bản, CNV đã trang bị phù hợp địa bàn, số lượng và cơ cấu đáp ứng được yêu cầu sử dụng để phòng ngừa, kiểm soát ma túy tại cửa khẩu.
Cho ăn, tập luyện, tắm, ngủ… và đi chơi với những chú “khuyển” là công việc hàng ngày với mỗi huấn luyện viên khi lựa chọn theo nghề. Mới nghe qua có lẽ ai cũng nghĩ đây là công việc đơn giản, dễ làm nhưng khi tìm hiểu về công việc này chúng tôi mới cảm nhận được sự kiên trì, vượt khó và tình yêu nghề của công chức, viên chức Hải quan làm công việc này.
20 năm gắn bó với công việc huấn luyện CNV, anh Chu Huy Việt, Tổ trưởng Tổ huấn luyện cơ động thuộc Đội 8 cũng là lứa học viên đầu tiên của Hải quan Việt Nam được đào tạo bài bản về công tác huấn luyện CNV. Với 11 năm làm huấn luyện viên sử dụng CNV kiểm soát ma túy tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh), anh Chu Huy Việt chia sẻ: Để trở thành huấn luyện CNV, trước tiên huấn luyện viên phải là người yêu quý, đam mê động vật. Đa số những chú CNV khoảng 10 tháng tuổi, đều còn khá nhỏ và chưa biết gì. Công việc đầu tiên của người huấn luyện là làm quen với người “bạn mới”. Hơn 10 ngày là khoảng thời gian để huấn luyện viên bắt đầu công việc làm quen, thân hòa tìm hiểu, kết bạn… trước khi bước vào huấn luyện. Để đánh giá tính kỷ luật của chú “khuyển”, huấn luyện viên đưa ra các mệnh lệnh, khẩu lệnh với 15 động tác cơ bản như đi, đứng cạnh, nằm, ngồi, bò, leo cầu thang, chui ống lồng, sửa, cắp vật, gói lại…
Mặt khác, mỗi hướng huấn luyện, huấn luyện viên đều gặp những khó khăn riêng. Đối với những chú chó được huấn luyện theo hướng phát hiện ma túy, trung bình đào tạo phải mất 6 tháng đến 1 năm để có thể nhận biết và phát hiện ra các loại chính như: Heroin, methamphetamine, cần sa, thuốc phiện. Còn với những chú “khuyển” được huấn luyện theo hướng chiến đấu, huấn luyện viên phải đóng vai “quân xanh” khi tập luyện cho chúng. “Những chú chó nghiệp vụ trung bình nặng hơn 30kg, tuy đã được mang đồ bảo vệ nhưng khi bị cắn huấn luyện viên vẫn khá đau. Chính yếu tố răn đe này đã khiến nhiều tội phạm phải e sợ”- anh Chu Huy Việt chia sẻ.
Công tác huấn luyện chó nghiệp vụ được thực hiện 2 khóa/năm. (Ảnh do Đội 8 cung cấp). |
Công việc tuyển chọn những chú “khuyển” cũng khá công phu, quyết định đến hiệu quả của CNV khi tốt nghiệp. CNV đủ điều kiện để đưa vào huấn luyện, trước tiên phải tuyển chọn giống (như Lablador, Becgie…) có đặc trưng nổi trội thân thiện, thông minh, thính giác phù hợp với đặc thù công việc của Hải quan Việt Nam phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường hành lý, hành khách, hàng hóa. Ngoài những chuẩn mực về chiều cao, cân nặng, ngoại hình, đối với CNV có chuyên khoa về phát hiện ma túy phải có bản năng lùng sục, ưa thích đồ vật… để huấn luyên viên áp dụng các bài tập ngửi, tìm kiếm nguồn hơi.
Cách đây 6 năm, Hải quan Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng chuẩn hóa chương trình, tài liệu về công tác quản lý chăm sóc, huấn luyện, sử dụng, phòng chữa bệnh có CNV gồm 62 trang tài liệu và phụ lục. Bên cạnh những quy định nghiêm ngặt về công tác huấn luyện, Hải quan Việt Nam đặt mục tiêu đối với CNV đã tốt nghiệp khi về địa phương phải thường xuyên huấn luyện củng cố và huấn luyện nâng cao theo chương trình huấn luyện, học tập, duy trì, nâng cao năng lực.
Song song với đó, quá trình huấn luyện phải thường xuyên thay đổi môi trường, tình huống huấn luyện. Theo đó, huấn luyện viên tự lập kế hoạch tập luyện cho CNV do mình quản lý, báo cáo với lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý phê duyệt. Hàng tuần, huấn luyện viên phải huấn luyện xen kẽ những động tác cơ bản, tập thể lực và huấn luyện cho chó phát hiện ma túy, thuốc nổ. Khi CNV đi tác nghiệp tại các địa bàn, huấn luyện viên phải phối hợp với đồng nghiệp tạo ra tình huống giả định cho chó tìm, phát hiện để tạo hưng phấn, đồng thời củng cố năng lực cho CNV. Nếu trong ngày CNV không làm việc thì huấn luyện viên tạo tình huống giả định tập cho chó phát hiện các chất ma túy, chất nổ ít nhất 2 lần, mỗi lần tối thiểu 15 phút.
Để nâng cao chất lượng, tiết kiệm ngân sách, Cục Điều tra chống buôn lậu đã đề xuất và được Tổng cục Hải quan chấp thuận cho dừng triển khai xây dựng chi nhánh Trung tâm tại TP.HCM, tập trung cho xây dựng và vận hành Trung tâm huấn luyện tại Bắc Ninh.
Vẫn biết cơ sở vật chất, điều kiện huấn luyện chó nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên mỗi khi gặt hái được những thành công trong công tác phòng, chống ma túy…, huấn luyện việc và những “người bạn” của mình luôn tự hào vì mồ hôi, sự vất vả của mình đã được đền đáp xứng đáng, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Hải quan Việt Nam.
Chó nghiệp vụ được Hải quan Việt Nam đưa vào sử dụng từ năm 1996. Hiện Hải quan Việt Nam đang phối hợp với Bộ Công an (Cục C204); Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Trường Trung cấp T24) tổ chức đào tạo huấn luyện viên và CNV, trung bình 2 khóa/năm. Kết thúc kỳ huấn luyện, huấn luyện viên, CNV được cấp chứng chỉ tốt nghiệp. Những chú “khuyển” tốt nghiệp trải qua 4 bước: Tuyển chọn, làm quen, huấn luyện các động tác cơ bản, rèn luyện tính kỷ luật (xây dựng những phản xạ có điều kiện); huấn luyện chuyên khoa (ma túy). |