当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả hạng 2 đức hôm nay】Giải pháp cho cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu

Các nước G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
Kiểm soát xuất khẩu sẽ làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực
Nhiều quốc gia EU sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng năng lượng
Sự thiếu hụt đang diễn ra không phải là kết quả tất yếu của căng thẳng địa chính trị.
Sự thiếu hụt đang diễn ra không phải là kết quả tất yếu của căng thẳng địa chính trị.

Giá thực phẩm thiết yếu cao đã khiến số người không thể đủ ăn tăng thêm 440 triệu người, lên 1,6 tỷ người. Gần 250 triệu người đang trên bờ vực của nạn đói. Nếu căng thẳng kéo dài và nguồn cung từ Nga và Ukraine bị hạn chế, hàng trăm triệu người nữa có thể rơi vào cảnh nghèo đói. Tình trạng bất ổn chính trị sẽ lan rộng, trẻ em sẽ còi cọc và người dân sẽ chết đói.

Theo các tổ chức trên, nếu thế giới muốn tránh nạn đói ở những quốc gia dễ bị tổn thương nhất thì điều quan trọng là một mặt phải mở đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine và mặt khác, phải đảm bảo cho vụ gieo trồng ở nước này. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng “Nga phải cho phép xuất khẩu an toàn khối lượng ngũ cốc được tập kết tại các hải cảng của Ukraine”. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, hiện có 22 triệu tấn ngũ cốc đang nằm trong các kho chứa ở Ukraine chờ xuất khẩu.

Nhận định thứ hai, ngoài việc gieo hạt trên các cánh đồng Ukraine, điều quan trọng là cho phép thương mại hóa phân bón của Nga và Belarus trong dài hạn. Tuy phân bón không thuộc danh sách phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, nhưng Nga vẫn quyết định ngừng bán loại hàng hóa này ra thị trường bên ngoài. Điều này khiến vụ thu hoạch sắp tới ở Ukraine trở nên rất bấp bênh.

Tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vài tuần trước cuộc họp cấp Bộ trưởng vào tháng 6, các đại diện của Ukraine cho biết xung đột tại nước này đã làm suy thoái nghiêm trọng môi trường và chất lượng đất nông nghiệp. Hàng loạt cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất (kho chứa, máy móc, cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng chế biến…) đã bị phá huỷ, dẫn đến những tổn thất nghiêm trọng về tài sản nông nghiệp của Ukraine theo ước tính lên tới khoảng 6,4 tỷ USD.

Cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn. Ukraine đã vận chuyển phần lớn vụ mùa Hè năm ngoái trước cuộc xung đột. Nga vẫn đang cố gắng bán ngũ cốc của mình, bất chấp các chi phí gia tăng và rủi ro cho các chủ hàng. Tuy nhiên, nông dân không có nơi nào để dự trữ vụ thu hoạch tiếp theo của họ. Khó khăn sau đó là thiếu nhiên liệu và nhân công để trồng cây. Về phần mình, Nga có thể thiếu một số nguồn cung cấp hạt giống và thuốc trừ sâu mà nước này thường mua từ Liên minh châu Âu.

Trong khi đó, bất chấp giá ngũ cốc tăng cao, nông dân ở các nơi khác trên thế giới có thể không bù đắp được sự thiếu hụt. Một lý do là giá cả dễ biến động. Tỷ suất lợi nhuận đang bị thu hẹp do giá phân bón và năng lượng tăng mạnh. Đây là những chi phí chính của nông dân và cả hai thị trường đều bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt và tranh giành khí đốt tự nhiên.

Sự thiếu hụt đang diễn ra không phải là kết quả tất yếu của căng thẳng địa chính trị. Do đó, các nhà lãnh đạo thế giới nên coi nạn đói là một vấn đề toàn cầu cấp bách và đòi hỏi một giải pháp mang tính toàn diện.

分享到: