【tỷ số trận brentford】Bài 2: Sinh sau và tham vọng dẫn đầu
"Thế hệ" đầu tư mới
Đầu tiên phải kể đến Tập đoàn FPT,àiSinhsauvàthamvọngdẫnđầtỷ số trận brentford doanh nghiệp đã trải qua 19 năm hoạt động trong mảng giáo dục tư nhân. Tổ chức giáo dục FPT (FPT Education) là một trong số hệ thống giáo dục lớn của Việt Nam, bao gồm các hệ giáo dục đào tạo trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, sau đại học, đào tạo nghề, đào tạo dành cho khối doanh nghiệp… và các dự án ươm tạo.
Tập đoàn FPT hướng tới hệ thống đào tạo sinh ra trong lòng doanh nghiệp, đào tạo định hướng doanh nghiệp và sản phẩm là những gì xã hội cần, doanh nghiêp cần. FPT Education hiện đạt quy mô gần 1.000 cán bộ, giảng viên và gần 15.000 học sinh, sinh viên, học viên ở tất cả các hệ đào tạo. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2017 của Tập đoàn FPT, doanh thu từ giáo dục và đầu tư năm 2017 đạt hơn 1.044 tỷ đồng, tăng 17,36% so với năm 2016.
Một tên tuổi khác không thể không nhắc tới là Vingroup. Bắt đầu từ năm 2013, Tập đoàn Vingroup tham gia thị trường giáo dục Việt Nam với thương hiệu Vinschool. Hệ thống giáo dục tập đoàn này xây dựng theo mô hình trường học liên cấp từ mầm non đến hết phổ thông trung học với hơn 6.700 học sinh và gần 1.000 cán bộ, giáo viên.
Sau thành công với mô hình giáo dục phổ thông liên cấp Vinschool, Tập đoàn Vingroup tiếp tục đầu tư vào mảng giáo dục đại học. Đầu tháng 5/2017, tập đoàn này đã tuyên bố sẽ thành lập Đại học VinUni, là trường tư thục phi lợi nhuận của Việt Nam được xây dựng theo các chuẩn mực quốc tế.
Việc đầu tư vào giáo dục cũng đã đem lại những thành công nhất định cho Tập đoàn Vingroup. Theo báo cáo tài chính hợp nhấp quý IV/2017 của tập đoàn này, doanh thu cung cấp dịch vụ giáo dục và các dịch vụ liên quan đạt hơn 346 tỷ đồng, tăng 76,69% so với quý IV/2016.
Mới nhất, năm 2017, Tập đoàn TH True Milk cũng đã cho ra đời TH School. Dự án này áp dụng chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, học thêm chương trình Việt Nam học kết hợp cùng một chế độ dinh dưỡng học đường được nghiên cứu bài bản giữa Viện Dinh dưỡng Quốc gia và các chuyên gia dinh dưỡng quốc tế. TH School có diện tích gần 20.000m2 với quy mô đào tạo, bao gồm: Trường Mầm non với 17 lớp trường Tiểu học với 25 lớp và trường THCS, THPT với 45 lớp.
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học FPT nhận định: So với nông nghiệp và thực phẩm, các tập đoàn kinh tế đa ngành đầu tư vào giáo dục vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, giáo dục vẫn là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư quan tâm, vì nhà nước có chính sách xã hội hóa kêu gọi các tổ chức kinh tế tư nhân đầu tư vào giáo dục.
Đơn cử như, khi mở trường đại học, doanh nghiệp sẽ được ưu tiên sử dụng diện tích đất khá lớn và mang lại những giá trị trong tương lai. Đồng thời, nhiều tập đoàn kinh tế đa ngành cũng đầu tư vào giáo dục xem như một hoạt động thu lợi nhuận.
Nếm “trái đắng”
Nếu như nhiều DN, tập đoàn, điển hình là những tên tuổi kể trên, đã dần khẳng định hướng đi đúng đắn thì lĩnh vực giáo dục đã chứng kiến những "trái đắng" của một vài tên tuổi.
Năm 2007, Tập đoàn Đặng Lê Hoa đã thành lập trường Đại học Hà Hoa Tiên tại tỉnh Hà Nam, với mục tiêu xây dựng cơ sở giáo dục đại học đa cấp đa ngành, đa loại hình và đào tạo liên thông, góp phần cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, tiến hành các hoạt động khoa học.
Tuy nhiên, trường Đại học Hà Hoa Tiên hoạt động không hiệu quả, nhiều năm không tuyển được sinh viên nên đã được chuyển giao cho Bộ Công an để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành vào ngày 17/1/2016.
Một tên tuổi khác, trong giai đoạn 4 năm đầu hoạt động, Đại học Tân Tạo do Tập đoàn Tân Tạo thành lập liên tiếp báo lỗ do các khoản chi phí, lương giảng viên... tăng cao, trong khi việc tuyển sinh “chật vật” bởi có năm trường này tuyển được chưa tới 100 sinh viên.
Trong quá trình hoạt động của mình, giữa Đại học Tân Tạo và sinh viên nhà trường cũng liên tục xảy ra kiện cáo liên quan đến bằng cấp, đền bù chi phí đào tạo... Đến nay, trường này vẫn đang “chật vật” thu hút người học.
Rút bài học để thành công
Hiện các nhà đầu tư đổ vốn vào giáo dục là do thấy được tiềm năng thị trường lớn vì tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh, nhu cầu học hành, mở mang ra thế giới cũng tăng mạnh, trong khi đa số trường của Việt Nam còn lạc hậu. Trong bối cảnh đó, giáo dục truyền thống có thể phải chịu các áp lực cạnh tranh và những mô hình giáo dục nào không kịp cập nhật, nắm bắt theo xu hướng thời đại và nhu cầu của thị trường, tất yếu sẽ bị đào thải.
Theo TS Lê Trường Tùng, hiện có một số trường tư như Đại học Đông Đô, Đại học Thăng Long… đang bị “mờ nhạt” trước các trường đại học của các tập đoàn. Việc này có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, những thế hệ trường dân lập đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc là bản sao trường công, bởi cán bộ quản lý và giáo viên đa số thuê của trường công.
Thứ hai, trường hoạt động theo cơ chế tài chính lấy “mỡ nó rán nó” vì những năm 90 nhu cầu học đại học của người dân rất lớn, nên khi mở trường sẽ tuyển được sinh viên và trường có kinh phí hoạt động. Thứ ba, trường không có chiến lược định hình rõ ràng vì kinh phí phụ thuộc vào học phí. Trong khi đó, những trường tư sau này đã khắc phục được điểm yếu của trường dân lập cũ, đã tạo nên sự khác biệt và có đầu tư đúng mức nên gặt hái được thành công nhất định.
Tập đoàn Đặng Lê Hoa đã gặp thất bại khi đầu tư vào trường Đại học Hà Hoa Tiên vì trường đi theo mô hình của những trường tư cũ. Đặc biệt, giảng viên và lãnh đạo của trường đều là những người nghỉ hưu của trường công. Đồng thời, trường sinh ra vào thời kỳ không phải mở trường ra có người học nên khi gặp khó khăn đã không vượt qua được.
Đối với trường Đại học Tân Tạo được đầu tư nguồn lực khá lớn nhưng nhà đầu tư lại không điều hành trực tiếp mà người điều hành “bánh lái con tàu” là những người của trường công. Khi trường gặp khó khăn không có được sự nhạy bén để giải quyết vấn đề. Theo TS. Lê Trường Tùng, trường tư cần thời gian từ 5-10 năm để khẳng định thương hiệu nên cần tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động. Đồng thời, việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cần có mô hình quản lý mới, nhạy bén để xoay sở được các vấn đề phát sinh.
Lý giải nguyên nhân thất bại của những dự án đại học trước đây, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhận định: Một số doanh nghiệp khi đầu tư vào giáo dục đã cho rằng, đầu tư vào giáo dục có thể sinh lời trong “một sớm một chiều” nên khi gặp những khó khăn về nguồn vốn, tuyển sinh… đã không thể xoay xở nên phải “bỏ của chạy lấy người”.
Còn một số nhà đầu tư có nguồn lực kinh tế lớn nhưng lại không có chiến lược phát triển rõ ràng, không am hiểu về giáo dục nên đã sai quy luật dẫn đến thất bại. “Doanh nghiệp đầu tư vào giáo dục cần mất nhiều thời gian để khẳng định thương hiệu từ đó mới có thể thu hút được người học. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải có hệ thống cố vấn là những nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, tư duy quản giáo dục sáng tạo và nguồn lực kinh tế để duy trì hoạt động của trường trong thời gian đầu”- ông Lê Viết Khuyến cho biết.