【nhan dinh tran dau】Chỉ 6% doanh nghiệp có báo cáo tình hình tai nạn lao động

作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 09:13:58 评论数:

doi thoai

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: MĐ

Theỉdoanhnghiệpcóbáocáotìnhhìnhtainạnlaođộnhan dinh tran dauo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được công bố tại Hội nghị đối thoại định kỳ về an toàn vệ sinh lao động năm 2018, do Hội đồng Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tổ chức ngày 11/4, trong năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ TNLĐ làm 9.173 người bị nạn.

Tuy nhiên, theo ông Mai Đức Chính, thành viên Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ thì con số này có thể còn nhiều hơn. Lí do là chất lượng báo cáo của các doanh nghiệp về TNLĐ là không đầy đủ, thậm chí có trường hợp che giấu TNLĐ nặng hoặc thỏa thuận với gia đình nạn nhân để đền bù. Số doanh nghiệp chấp hành báo cáo cũng chưa nghiêm, chưa đầy đủ, do vậy việc tổng hợp, đánh giá tình hình TNLĐ trên toàn quốc còn gặp nhiều khó khăn.

GS.TS Lương Vân Trình, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật và ATVSLĐ Việt Nam cũng thừa nhận, công tác báo cáo TNLĐ, bệnh nghề nghiệp hiện nay là rất kém, chưa năm nào vượt quá 6% số doanh nghiệp có báo cáo.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương, doanh nghiệp cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập trong thực thi công tác ATVSLĐ tại đơn vị, một trong những lí do doanh nghiệp còn lúng túng khi báo cáo. Bà Đào Thị Thu Huyền, thành viên Ủy ban Lao động, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản thì cho rằng, các doanh nghiệp Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư hầu hết là trong ngành công nghiệp nhẹ, có rất ít các công việc nặng nhọc, độc hại để dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, do một số công việc trong pháp luật lao động Việt Nam quy định phạm trù còn rất chung chung như độ ồn, bụi…, điều này vô hình trung lại quy vào công việc nặng nhọc, độc hại. Do đó, đơn vị này kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Bộ Y tế quy định rõ hơn mức giới hạn cho phép của mỗi ngành nghề, điều kiện đi kèm khi có trang thiết bị bảo hộ lao động.

“Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều có trang bị tốt về bảo hộ lao động, vậy tăng khung thế nào mới đánh giá được mức độ độc hại và rủi ro, nếu không việc trang bị hay không cũng giống nhau thì sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chi trả nhiều khoản trợ cấp và chi phí đi kèm”, bà Huyền nói.

Đại diện đến từ Sở LĐ-TB&XH Đồng Nai lại nêu ra bất cập trong công tác huấn luyện ATVSLĐ tại các doanh nghiệp hiện nay, thậm chí có trường hợp doanh nghiệp thuê đơn vị huấn luyện bên ngoài vào yêu cầu giảng không đủ số giờ là vi phạm quy định. Tuy nhiên, trong Luật Xử lí vi phạm hành chính chưa quy định về hành vi này. Tương tự, việc khám sức khỏe cho người lao động không theo định mức cũng chưa có, do đó những “khoảng trống” này cần phải đưa vào luật để xử lí.

Phản hồi về những vướng mắc đưa ra, ông Nguyễn Anh Thơ, Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) thừa nhận, hiện nay có nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng việc yêu cầu các đơn vị huấn luyện ATVSLĐ cung cấp dịch vụ hạ thấp chất lượng huấn luyện để giảm giờ học và chi phí.

Với những trường hợp này, ông Thơ kiến nghị các đơn vị huấn luyện không ký hợp đồng. “Đơn vị nào vẫn đặt bút ký với những doanh nghiệp như vậy thì sẽ bị rút giấy phép. Điều 12 của Luật ATVSLĐ cũng nghiêm cấm các đơn vị huấn luyện gian dối trong công tác này, đã nghiêm cấm trong luật, nếu vi phạm đương nhiên sẽ bị xử lí hình sự”, ông Thơ nhấn mạnh.

Mai Đan

最近更新