【ty so 7 m】Vắng mùa nước nổi, “lũ mặn” sẽ mạnh hơn
Vậy là sự ngóng chờ một mùa “lũ đẹp” đã không đến! Bước sang tháng 9 (nhằm tháng 8 âm lịch) mà con nước ở các triền sông vẫn lé đé như ngày thường. Các lão nông chuyên sống bằng nghề đánh bắt thủy sản ở đầu nguồn Tân Châu (An Giang),ắngmanướcnổilũmặnsẽmạnhhơty so 7 m Hồng Ngự (Đồng Tháp)... gần như xếp xó bếp các dụng cụ đánh bắt. Đến thời điểm này có thể khẳng định “mùa nước nổi” ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang “kiệt quệ”!
Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, mặt ruộng nứt nẻ như đang vào thời cao điểm của mùa khô hạn. Ảnh: HỮU PHƯỚC
Cách đây 16 năm (năm 2000), lũ sớm đã ập về vào tháng 7 (nhằm tháng 6 âm lịch) nhấn chìm hàng ngàn héc-ta lúa. Cảnh nhà dân chìm trong nước, người dân di dời đến các tuyến đê cao, gò đất sinh sống tràn ngập các phương tiện truyền thông. Dưới ruộng, bộ đội hì hục ngụp lặn cắt lúa chìm trong nước cho nông dân. Lúa nông dân phơi đầy các tuyến lộ, trong cả trụ sở chính quyền để “chạy mộng”. Kèm theo đó là không ít người dân vùng lũ phải “chạy lũ” lên tận Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Đó cũng là dấu mốc nhiều công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư cho khu vực ĐBSCL để “chung sống với lũ” (còn trước năm 2000, chủ yếu theo phương châm “né lũ”). Từ hệ thống thủy lợi thoát lũ ra Biển Tây, đê bao bảo vệ lúa, các tuyến, khu dân cư vượt lũ bắt đầu hình thành. Dần dần cuộc sống người dân được an cư và chủ động sinh kế trong mùa lũ. Đó là lúc các lão nông và truyền thông dùng từ “lũ đẹp” để chỉ mùa nước nổi về. Chỉ tính riêng tỉnh Đồng Tháp và tỉnh An Giang, các chương trình khai thác mùa nước nổi đã mang về giá trị 5.000 tỉ đồng/mùa. Thế nhưng trong gần 5 năm qua (từ năm 2011-2016), mùa nước nổi ở ĐBSCL gần như “vắng bóng”. Nguyên nhân thì nhiều người đã rõ: Các nước thượng nguồn sông Mekong đua nhau xây đập thủy điện làm nguồn nước đổ về hạ lưu sông Mekong suy giảm nghiêm trọng.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng cực đoan, tình trạng thiếu nước ngọt từ sông Mekong đang gây hệ lụy “kép” đến ĐBSCL: Thiếu nước ngọt sản xuất, sinh hoạt, mùa khô mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Các nhà khoa học thì lo lắng cho tương lai của ĐBSCL: lượng phù sa theo con nước sông Mekong trôi về bồi lắng cho ĐBSCL ngày càng “xa vắng”. Hiện tượng sụp lún đất đang diễn ra nhiều nơi. Đây là thiệt hại mà theo các nhà khoa học là “không có gì thay thế”.
Đáng lo hơn, theo thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, thì nguồn nước mặt ở ĐBSCL bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng từ nhiều nguồn thải ra. Ở những vùng đê bao khép kín canh tác 3 vụ lúa mỗi năm, nước bị tù đọng trong kênh rạch bên trong các ô đê bao, tích tụ nhiều hóa chất nông nghiệp. Các vùng nuôi thủy sản cũng thải ra một lượng lớn chất ô nhiễm hữu cơ và hóa chất vào nguồn nước. Sự phát triển nhanh các dự án công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp, nhà máy điện than… ven sông, ven biển, xả nước thải và nước làm mát vào nguồn nước, đe dọa trực tiếp đến nguồn nước ĐBSCL. Hệ thống kênh rạch ĐBSCL cũng đang phải tiếp nhận một lượng lớn chất thải sinh hoạt và chăn nuôi từ các khu dân cư. Hệ sinh thái ĐBSCL chủ yếu là hệ sinh thái đất ngập nước, vì vậy ô nhiễm nguồn nước chính là ô nhiễm “máu” của hệ sinh thái.
ĐBSCL với diện tích khoảng 4 triệu héc-ta, có thể xem là một vùng đất ngập nước rộng lớn. Ngày nay phần lớn diện tích đất ngập nước ĐBSCL đã được canh tác nông nghiệp. Các điểm nóng đa dạng sinh học chủ yếu là trong các khu bảo tồn chỉ chiếm chưa đến 10% diện tích đất ĐBSCL. BĐKH đang diễn ra với những biểu hiện như nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, thay đổi dòng chảy sông Mekong, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nước ĐBSCL. Các nhà khoa học cho rằng, tới đây cần thực hiện đánh giá môi trường chiến lược cẩn trọng trong lựa chọn vị trí, công nghệ phù hợp đối với các khu công nghiệp lớn trước khi thực hiện đánh giá tác động môi trường một cách chặt chẽ cho từng dự án, nhằm đưa ra những quyết định mang tầm chiến lược bảo vệ nguồn nước hay “mạch máu” của ĐBSCL. Đồng thời, xem xét lại chiến lược “an ninh lương thực”, giảm việc canh tác thâm canh ba vụ lúa mỗi năm để tăng không gian trữ lũ, hạn chế xâm nhập mặn và giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Lũ không về, ĐBSCL đang “trơ bày” ra nhiều thách thức: không chỉ là chuyện giải quyết sinh kế cho hàng trăm ngàn lao động “hụt hẫng với con nước”, mà còn là chuyện nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp. Đa dạng sinh học suy kiệt, xu hướng đất đai cằn cỗi ngày càng lộ diện. Nguy hiểm hơn, khi thiếu nước ngọt dự trữ trong mùa mưa lũ, đến mùa khô “lũ mặn” từ Biển Đông và Biển Tây sẽ lấn sâu vào nội đồng. Không còn là chuyện cảnh báo, đến lúc các nhà khoa học, chính quyền nên bắt tay vào việc “quy hoạch chi tiết” để ĐBSCL thích ứng với BĐKH, tạo ra sinh kế ổn định cho hàng triệu người dân trong vùng khi không có “mùa nước nổi”!
VĨNH TƯỜNG
-
Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứngHLV Park Hang Seo hé lộ tương lai, khả năng ở lại Việt Nam cao nhấtAGM hợp tác dự án ngoài ngành hơn 1.400 tỷ đồng, vốn tự có chỉ hơn 17%Hiệp hội thị trường trái phiếu triển khai dịch vụ định giá trái phiếu chính phủSạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuậtPhối hợp giám sát hàng hóa XNK tại cảng biển: Khẳng định hiệu quảHải quan Hải Phòng xử lý gần 1.300 container hàng tồnVNACCS/VCIS những ngày tháng TưĐoàn tàu metro Bến ThànhNâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ binh chủng
下一篇:Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Chứng khoán tuần: Kỳ vọng gì khi cổ phiếu trụ quá yếu?
- ·Khởi công “Mái ấm công đoàn” cho đoàn viên khó khăn
- ·Đồ uống có chứa collagen chịu thuế suất NK từ 20 đến 30%
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Tháo gỡ khó khăn cho các dự án Khu kinh tế Chân Mây
- ·Hơn 1.500 đoàn viên, sinh viên tham gia ngày hội Đoàn
- ·Lịch thi đấu AFF Cup
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Ra mắt “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” và 11 điểm chữa cháy công cộng
- ·Phối hợp giám sát hàng hóa XNK tại cảng Hải An
- ·Tháo gỡ khó khăn vì quyền lợi người dân
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·DN khai sai trị giá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính
- ·SSI tăng tốc, chiếm 11,58% thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE quý III
- ·Nhãn hàng Huda tài trợ 3 tỷ đồng cho Festival Nghề truyền thống Huế 2023
- ·Mỹ: Giám đốc OPM từ chức sau khi hàng triệu dữ liệu bị đánh cắp
- ·Dân vận từ những hành động thiết thực
- ·Luyện tập chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu
- ·Thị trường phục hồi, cổ phiếu dầu khí kéo VN
- ·Thời tiết hôm nay 11/11: Bão Yinxing đổi hướng về Hoàng Sa, miền Trung sắp mưa lớn
- ·Gần 3 triệu thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin
- ·Đội hình Việt Nam vs Thái Lan chung kết lượt về AFF Cup 2022
- ·TDT bị phạt do không báo cáo theo quy định
- ·Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- ·Rashford bay cao với MU: Khi MU thách thức Man City
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Tin bóng đá 11/1: MU ký Harry Kane, Arsenal lấy Eric Garcia
- ·Công tác xã hội hướng đến chuyên nghiệp, sáng tạo và phát triển
- ·Chăm lo quyền lợi cho lao động nữ
- ·Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt
- ·Cổ phiếu tài chính phục hồi mạnh, VN
- ·Huế phải vươn lên mạnh mẽ bằng sức mạnh nội sinh
- ·Khác biệt giúp Việt Nam loại Indonesia vào chung kết AFF Cup
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Giải pháp & biện pháp