Khả năng hồi phục chưa từng thấy Khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC vừa công bố báo cáo “Vietnam at a glance – Tỏa sáng trong một năm thật đặc biệt”,ệtNamsẽtỏasángtrongmộtnămđặcbiệlịch thi đấu cúp nhật bản trong đó nhận xét mặc dù cho những thách thức chưa từng diễn ra trước đây, nền kinh tế Việt Nam đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ. Trong năm 2021, các chuyên gia HSBC cho rằng có nhiều lý do để tin rằng đà phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ còn tiếp tục. Về mặt đối ngoại, thương mại của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết trong năm 2020, bao gồm cả EVFTA, RCEP và UKVFTA. Mức thuế thấp hơn và khả năng tiếp cận các thị trường chính rộng mở hơn sẽ mang lại lợi thế so sánh cho các nhà xuất khẩu Việt Nam và giúp đa dạng hóa các điểm đến xuất khẩu của họ, trong khi dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục vì Việt Nam vẫn là một điểm đầu tư hấp dẫn. Nhìn chung, nền kinh tế Việt Nam kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ đạt mức tăng trưởng 7,6% vào năm 2021. Sau khi chứng kiến sức bật kinh tế diễn ra trong năm 2020, Việt Nam sẽ bắt đầu năm 2021 bằng một sự kiện chính trị quan trọng. Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến diễn ra từ ngày 25/1 đến ngày 2/2/2021. Đại hội Toàn quốc được tổ chức năm năm một lần sẽ chọn ra ban lãnh đạo mới của đất nước và đặt ra các mục tiêu kinh tế - xã hội cho năm đến mười năm tới. Trong đó, chính sách kinh tế vẫn được kỳ vọng sẽ nhất quán và không có nhiều khả năng thay đổi đáng kể. Một trong những chủ đề chính là các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ, hai đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc không chỉ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam mà còn là đối tác đầu tư quan trọng, trở thành nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI lớn thứ hai trong những năm gần đây. Trong khi nền kinh tế được gắn kết với Trung Quốc, Việt Nam cũng đang tăng cường quan hệ với các nền kinh tế lớn khác như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. Về kinh tế, Mỹ từ lâu đã là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung đang căng thẳng và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang được di dời. Phát triển hạ tầng và tăng tốc cổ phần hóa Ở trong nước, HSBC nhận định phát triển cơ sở hạ tầng sẽ vẫn là một vấn đề then chốt, được coi là một trong những nhiệm vụ kinh tế trọng tâm trong Nghị quyết số 1 của Chính phủ năm 2021. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, cơ sở hạ tầng được coi là ưu tiên kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông và năng lượng. Trong đó đề cập rõ ràng đến việc xây dựng ba dự án trọng điểm quốc gia là đường cao tốc Bắc Nam, đường sắt Bắc Nam và sân bay quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, hiện một số dự án đang triển khai chậm trễ. Ví dụ, giai đoạn 1 của sân bay Long Thành dự kiến bắt đầu trong giai đoạn 2016-2020, nhưng dự án này chỉ mới bắt đầu vào ngày 5/1/2021. Trong các báo cáo trước đây, HSBC đã đề cập đến một vấn đề khó khăn mà Việt Nam đang phải đối mặt: không gian tài chính hạn chế do nợ công tăng cao trong bối cảnh tham vọng thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đã có những cải cách cơ cấu trong lĩnh vực này. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) được mong đợi từ lâu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến các nhà đầu tư tư nhân và khuyến khích họ tham gia vào các dự án lớn. Một trọng tâm chính khác để thúc đẩy kinh tế là tập trung vào quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong giai đoạn 2011 - 2015, gần 600 DNNN đã được cổ phần hóa. Tuy nhiên, quá trình này đã chậm lại từ năm 2016. Kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 đang được Bộ Tài chính xây dựng được kỳ vọng có thể chuyển thành một lộ trình chi tiết hơn trong thời gian tới. Dương An |