【tỷ số fc tokyo】Bài 2: cơ hội cho ngành hàng lúa gạo “cất cánh”

时间:2025-01-11 19:40:22 来源:88Point

Sự kiện mang tầm quốc tế do Việt Nam lần đầu tiên tổ chức là Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hâu Giang 2023 đã mang lại nhiều thành công rực rỡ,ơhộichongnhhnglagạocấtỷ số fc tokyo quảng bá hình ảnh và nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Nhiều hoạt động thiết thực

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và bà Carolyn Turk,Giám đốc Ngân hàng Thế giớitại Việt Nam, dự lễ phát động thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao tại vùng ĐBSCL đến năm 2030, đây là một trong những hoạt động trọng tâm của Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hâu Giang 2023.

Từ ngày 11 đến ngày 15/12/2023, Hậu Giang vinh dự được lựa chọn là điểm tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hâu Giang 2023. Festival lúa gạo lần này được diễn ra nhiều hoạt động về triển lãm, hội nghị với các chủ đề chính, như: Hội thảo Đối thoại chính sách Việt Nam - châu Phi: Hợp tác Nam - Nam hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực; Hội thảo Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam trách nhiệm và bền vững; Hội thảo Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới; Hội thảo Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo về lúa gạo.

Bên cạnh đó là các hoạt động bên lề như: Trình diễn công nghệ canh tác lúa gạo; Triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam; triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội, sản xuất lúa gạo của các tỉnh thành cả nước; triển lãm chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, các chuyến đi thực địa giới thiệu đến bạn bè quốc tế những mô hình, tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa gạo tại đồng bằng sông Cửu Long...

Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, nhận định: Tất cả những hoạt động trọng điểm tại Festival đã mang lại nhiều cơ hội để các địa phương, doanh nghiệp, người nông dân có cơ hội được tiếp cận với những kiến thức sản xuất mới, các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại đang ứng dụng trong chuyển đổi số ngành nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng; đáp ứng yêu cầu số hóa ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới thông minh, bền vững. Từ đó, tạo ra những bước đi vững chắc, mang tính đột phá cho ngành lúa gạo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xu thế quốc tế mới.

Ông Oemar Idoe - Phó Giám đốc GIZ tại Việt Nam, chia sẻ: “Tôi vô cùng vinh dự khi được tham dự chuỗi hoạt động tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023. Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc về sản xuất lúa gạo, có những những kinh nghiệm lớn về lĩnh vực này có thể chia sẻ với các quốc gia khác, đặc biệt là các nước châu Phi trong quan hệ hợp tác Nam - Nam. Đây là sự cần thiết, bởi vai trò của Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất lúa gạo; các nước châu Phi học hỏi được nhiều từ những chia sẻ của Việt Nam trong các mối quan hệ, hợp tác về phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững, giảm thiểu khí thải, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực.

Cũng theo ông Oemar Idoe, trong hợp tác Nam - Nam, có hơn 30 quốc gia đến chia sẻ những bài học kinh nghiệm với GIZ, đó là những chia sẻ để hướng tới phát triển bền vững. Là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, đóng góp cho vấn đề an ninh lương thực thế giới, Việt Nam còn có nhiều chia sẻ với các quốc gia ở châu Phi. Trong đó, ông Oemar Idoe tin tưởng vào Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Đề án 1 triệu héc-ta lúa phát triển bền vững đã được Bộ NN&PTNT phát động triển khai thực hiện ngay trong sự kiện Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo lần này.

Theo đánh giá mới đây của Ban tổ chức Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023, sau hơn 4 tháng chuẩn bị tổ chức công việc, trong đó hơn 1 tháng tập trung cao điểm và 1 tuần diễn ra chuỗi sự kiện (từ ngày 11 đến 15-12-2023), Festival lúa gạo đã đạt được nhiều kết quả khả quan theo mục tiêu đề ra. Cụ thể, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức thành công 4 cuộc hội thảo mang tầm quốc tế về ngành hàng lúa gạo; đồng thời tổ chức thành công 13 cuộc họp tiếp song phương, chào xã giao của các đoàn khách quốc tế với lãnh đạo Chính phủ, Bộ NN&PTNT; lãnh đạo tỉnh Hậu Giang với lãnh đạo Chính phủ, Bộ NN&PTNT và các đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ chức quốc tế.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Với chủ đề “Gạo Xanh, Sống Lành”, Festival đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho đại biểu, du khách trong nước và quốc tế về lễ khai mạc Festival; con đường lúa gạo Việt Nam; bản đồ lúa gạo Việt Nam; trình diễn máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong canh tác lúa gạo; đêm Gala Dinner với nhiều món ăn đặc sản vùng miền, trong đó có 200 món bánh làm từ gạo, nếp... Bên cạnh đó, tại các khu chuỗi triển lãm Festival như: Chuỗi ngành hàng lúa gạo, gian hàng sản phẩm OCOP, thành tựu kinh tế - xã hội và doanh nghiệp quốc tế cũng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm và trải nghiệm những đặc sản vùng miền trên cả nước.

Mở ra nhiều cơ hội mới

Tại Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam, lãnh đạo Bộ NN&PTNT ký kết Ý định thư với IRRI để mở ra nhiều cơ hội mới về phối hợp thực hiện khoa học, kỹ thuật và thể chế trong Hợp tác Nam - Nam thời gian tới.

Ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng lúa gạo Việt Nam nói riêng đã tạo dựng hình ảnh, dấu ấn rõ nét và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Việt Nam, từ một đất nước khó khăn, đến nay đã đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ 6-7 triệu tấn.

Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng lương thực, thực phẩm toàn cầu như hiện nay, vị thế và vai trò của ngành nông nghiệp càng trở nên quan trọng và ý nghĩa với an ninh lương thực toàn cầu. Do đó, sự mở cửa và tham gia sâu vào thị trường quốc tế đã đem lại động lực hết sức to lớn để khuyến khích nông dân và các thành phần tham gia chuỗi giá trị về lúa gạo, đầu tư và phát triển, giúp ngành lúa gạo ngày càng đạt hiệu suất cao.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, cho biết: Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới trở thành quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng, giảm phát thải, phát triển theo hướng xanh và bền vững gắn với Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đặc biệt là mới đây, gạo Việt Nam được công nhân là gạo ngon nhất thế giới cũng là một tin đáng phấn khởi cho ngành hàng lúa gạo.

Theo đánh giá của ngành chức năng trong nước và quốc tế,Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 đã mở ra cơ hội giới thiệu tiềm năng, thế mạnh sản xuất, chất lượng hạt gạo và tạo đà thúc đẩy cho thương mại lúa gạo quốc gia. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để Việt Nam đưa ra thông điệp với thế giới về một quốc gia có trách nhiệm với nền lương thực, thực phẩm toàn cầu.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thông tin: Ngày 27/11/2023, Chính phủ đã ký ban hành Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, đây là đề án hết sức quan trọng. Thông qua Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo được tổ chức tại Hậu Giang cũng làm nhằm giới thiệu đề án này mang tầm vóc quốc tế về những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong sản xuất ngành hàng lúa gạo, đặc biệt là về lúa đi theo hướng giảm phát thải khí nhà kính đúng cam kết của Thủ tướng chính phủ đến 2050 giảm phát thải khí nhà kính ròng về bằng 0 (không). Đây là đề án hết sức ý nghĩa và có những đánh giá rất cao từ các tổ chức quốc tế và Việt Nam. Chính vì vậy, một trong các chuỗi hoạt động của Festival lần này là Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức lễ công bố thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta.

Cùng với những dấu ấn của Festival lúa gạo thì quá trình sản xuất lúa của người dân trong thời gian qua đã có nhiều bước đột phá quan trọng để góp phần nâng cao giá trị hạt gạo Việt trên thị trường trong nước và quốc tế.

Festival lúa gạo lần này được tổ chức ở Hậu Giang có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, ước tính còn có gần 300 đại biểu quốc tế tham gia Festival, đến từ 37 quốc gia và 19 tổ chức quốc tế.

推荐内容