【slna vs tp hcm】Những quy định gây tranh cãi bị 'tuýt còi'
CSGT được trưng dụng phương tiện trên đường
Giữa tháng 2/2016,ữngquyđịnhgâytranhcãibịtuýtcòslna vs tp hcm Thông tư 01/2016 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ có hiệu lực. Theo đó, cảnh sát được phép trưng dụng bất kỳ phương tiện nào thậm chí cả điện thoại của người tham gia giao thông để chặn tội phạm hình sự, đưa người đi cấp cứu...
Đại diện Cục CSGT cho rằng quy định không có gì mới, nhưng người dân thì không khỏi lo lắng. Nhiều chuyên gia, luật sư phân tích quy định này trái với luật Trưng mua, trưng dụng 2008 và vượt thẩm quyền.
Cục CSGT sau đó ban hành văn bản giải thích, "lực lượng cảnh sát chỉ được trưng dụng phương tiện khi có sự đồng ý của Bộ trưởng Công an, ngoài ra chỉ được huy động để đưa người dân đi cấp cứu, truy bắt tội phạm".
Xử phạt ôtô dưới 9 chỗ không có bình cứu hỏa
Tháng 1/2016, Thông tư 57 của Bộ Công an có hiệu lực. Thông tư này quy định với ôtô từ 4 chỗ trở lên, rơmoóc, xe chở khách... phải được trang bị bình cứu hoả, nếu không chủ phương tiện sẽ bị phạt đến 500.000 đồng.
Mục đích của thông tư, theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an là giúp người dân nhận thức rõ, tự trang bị để phòng tránh tổn thất lớn khi cháy nổ. Tuy nhiên, với đặc thù khí hậu Việt Nam, một số bình cứu hỏa mini để trong xe đã phát nổ. Bên cạnh đó, nhiều hãng xe không thiết kế nơi để bình cứu hỏa gây khó khăn...
Trước những tranh cãi và phản ứng trái chiều, Bộ Công an đã chỉ đạo Cảnh sát giao thông không dừng phương tiện để kiểm tra bình cứu hỏa. Đến nay, việc xử phạt chưa được áp dụng với lỗi này.
Thu phí bảo trì đường bộ với xe máy
Năm 2013, quy định của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ với xe máy có hiệu lực. Các loại xe đến 100 cm3 phải đóng phí bảo trì đường bộ 50.000 đồng/năm; xe trên 100 cm3 đóng 100.000 đồng/năm.
Từ 1/1/2016 dừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy trên toàn quốc.
Bất cập lộ rõ sau một năm triển khai khi mỗi địa phương có một mức phí khác nhau, nơi thu, nơi không thu dẫn đến sự không công bằng. Trong khi đó chế tài xử phạt người không nộp phí lại chưa khả thi. Việc phí chồng phí tiếp tục là chủ đề gây bất bình.
Trước thực trạng này, sáng 30/9/2015 các thành viên Chính phủ đã nhất trí dừng thu phí bảo trì đường bộ trên cả nước từ 1/1/2016.
Phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn
Cùng năm 2013, liên bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông ký thông tư liên tịch số 06/2013 về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe máy, xe đạp máy, xe máy.
Cụ thể, với những người đội mũ bảo hiểm không có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy sẽ bị xử phạt 200.000 đồng.
Quy định này lập tức bị người dân phản đối. Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông quốc gia sau đó lên tiếng việc đội mũ không đủ tiêu chuẩn chỉ bị nhắc nhở. Đại diện Bộ Công an nói thêm, không có chỉ đạo nào liên quan xử phạt người đội mũ bảo hiểm sai quy chuẩn và nhấn mạnh đây chỉ là "hiểu nhầm của dư luận".
Cấm quay phim, chụp ảnh CSGT
Tháng 4/2013, Cục Cảnh sát giao thông ra văn bản cấm người dân ghi hình lực lượng CSGT làm nhiệm vụ nhằm mục đích "ngăn chặn tình trạng giả danh phóng viên báo đài, chửi bới, lăng mạ và chống đối lực lượng chức năng".
Văn bản vừa ban hành làm dấy lên tranh cãi. Phần lớn người dân cho rằng đây là quy định trái luật. Theo luật sư, việc phải xin phép trước khi chụp ảnh cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ là bất hợp lý vì vi phạm quyền của công dân và hạn chế trong việc phát hiện tiêu cực.
Gần nửa tháng sau, Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) vào cuộc kiểm tra và kết luận văn bản này có nhiều điểm không đúng quy định của pháp luật và vượt quá thẩm quyền. Bị Bộ Tư Pháp "tuýt còi", Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ - đường sắt đã huỷ quy định này.
Theo VNE
Bãi giữ xe 'chặt chém' gấp 10 lần quy định giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội本文地址:http://app.marimbapop.com/news/285a792029.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。