Ngày nay,ậndiệnphòngtránhxửlýmốinguyhiểmtrongphòngthínghiệmthửnghiệmhóahọlịch thi đấu bóng đá quốc tế tối nay cùng với nền khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, hệ thống phòng thí nghiệm và thử nghiệm cũng lớn mạnh không ngừng, đặc biệt là các phòng thí nghiệm, thử nghiệm hóa học. Trong quá trình vận hành phòng thí nghiệm, thử nghiệm hóa học này, chúng ta cần đặc biệt lưu ý vấn đề an toàn của chúng, bởi vì khi xảy ra sự cố mất an toàn, tổn thất là vô cùng lớn về vật chất và cả con người.
Phòng thí nghiệm, thử nghiệm là nơi lưu trữ rất nhiều hóa chất độc hại và có khả năng xảy ra cháy nổ cao, có các thiết bị thí nghiệm hoạt động trong điều kiện đặc thù (dòng điện mạnh, cần hệ thống khí nén, sinh nhiệt cao, thải khí độc, thải phóng xạ…). Điều này sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm.
Do đó trong từng không gian của phòng luôn phải bố trí phù hợp, có các thiết bị thông gió, thiết bị ổn áp dòng điện, lưu trữ hóa chất đúng quy định và thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động… Ngoài hệ thống trang thiết bị đảm bảo an toàn và đào tạo tốt ý thức an toàn cho các nhân viên, chúng ta cũng cần nhận diện rõ các mối nguy hiểm trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm hóa học để tích cực phòng ngừa.
Một số mối nguy hiểm dễ dàng nhận diện như:
Người làm thí nghiệm để sai vị trí các loại hóa chất nên trong quá trình thử nghiệm có thể dẫn đến các thao tác không đúng quy trình. Từ đó gây ra phản ứng không thể kiểm soát được.
Trong phòng thí nghiệm, khi thực hiện các thao tác thực hành, thí nghiệm có thể gây nên những phản ứng mạnh giữa các loại hóa chất. Điển hình là hóa chất ăn mòn mạnh hay kiềm mạnh, axit mạnh có thể bị tràn ra và dính vào da, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi gặp thời tiết xấu như sét đánh, lũ lụt hay các thiên tai khác sẽ khiến hóa chất bị rò rỉ gây phản ứng hóa học không mong muốn.
Không gian khu vực thí nghiệm thường nhỏ nên không thể đặt các loại hóa chất ở đủ khoảng cách an toàn. Khi hóa chất không thể đậy kín 100%, chúng được đặt quá gần thì có thể phản ứng với nhau, kết hợp một điểm đánh lửa nhất định có thể gây nguy cơ nổ hoặc hỏa hoạn.
Phòng bảo quản hóa chất không đảm bảo điều kiện an toàn (mất điện, hỏng điều hòa làm nhiệt độ và độ ẩm tăng) dẫn đến nhiệt độ quá cao làm bốc hơi các hóa chất dễ bay hơi, tạo áp suất cao dễ cháy nổ, độc hại khi người hít phải.