当前位置:首页 > Cúp C1

【ket qua girona】7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển làm giảng viên đề án tiền tỷ

7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển làm giảng viên đề án tiền tỷ

Hoài NamHoài Nam

(Dân trí) - Có 7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển đợt 3 năm 2024 đề án thu hút nhân tài của Đại học Quốc gia TPHCM.

Đại học Quốc gia TPHCM vừa thông tin về ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển đợt 3 năm 2024 chương trình VNU350 (Chương trình thu hút, giữ chân và phát triển 350 nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành công tác tại ĐH Quốc gia TPHCM).

Đợt 3 có 7 ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia phỏng vấn tại các đơn vị. Trong danh sách, 7 tiến sĩ này tốt nghiệp từ các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc.

7 ứng viên đủ điều kiện trúng tuyển làm giảng viên đề án tiền tỷ - 1

Các nhà khoa học thuộc trường thành viên Đại học Quốc gia TPHCM tại phòng thí nghiệm (Ảnh: VNUHCM).

Có 5 ứng viên ứng tuyển vào vị trí giảng viên tại Trường Đại học Bách khoa, một ứng viên ứng tuyển làm giảng viên tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và một ứng viên ứng tuyển vào làm nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử.

Hai tiến sĩ tốt nghiệp từ Mỹ gồm ông Văn Phụng Trường Sơn, tốt nghiệp từ Carnegie Mellon University (CMU), ứng tuyển vị trí giảng viên ngành toán ứng dụng vào Trường Đại học Bách khoa và ông Nguyễn Trọng Thiện, tốt nghiệp từ Đại học Houston (UH), ứng tuyển vị trí giảng viên khoa hóa học của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu tốt nghiệp từ Đại học Côte d'Azur (UCA), Pháp ứng tuyển vị trí giảng viên khoa kỹ thuật điện - điện tử ứng tuyển vào Trường Đại học Bách khoa.

TS Trần Vương Tùng, tốt nghiệp Đại học Ludwig Maximilian München (LMU), Đức và có 31 bài báo quốc tế, ứng tuyển vị trí giảng viên lĩnh vực vật lý hạt nhân tại Trường Đại học Bách khoa.

Gương mặt nữ duy nhất đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia phỏng vấn đợt này của chương trình VNU350 là tiến sĩ Trịnh Thế Kiều Loan, quê ở Trà Vinh, tốt nghiệp Đại học Gachon (GCU), Hàn Quốc. Bà Loan ứng tuyển vào vị trí nghiên cứu viên, Trung tâm Nghiên cứu Vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử.

Đến nay, tiến sĩ Trịnh Thế Kiều Loan đã có 56 bài báo quốc tế. Bà từng giành giải thưởng Quả cầu vàng về khoa học công nghệ năm 2018.

Trước đó, đợt 1 và đợt 2 của chương trình VNU350, Đại học Quốc gia TPHCM tuyển được 21 nhà khoa học.

Các nhà khoa học tham gia chương trình VNU350 sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ từ Đại học Quốc gia TPHCM và chính sách hỗ trợ cụ thể của từng đơn vị tuyển dụng.

Sau khi tuyển được 14 gương mặt trong đợt 1, Đại học Quốc gia TPHCM tiếp tục tuyển dụng 64 chỉ tiêu đợt 2 năm 2024 chương trình VNU350 cho các đơn vị thành viên.

Đối với nhà khoa học trẻ xuất sắc trong thời gian 2 năm đầu sẽ được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại C (kinh phí tối đa 200 triệu đồng); năm thứ ba được cấp một đề tài loại B (kinh phí tối đa 1 tỷ đồng); năm thứ tư được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 10 tỷ đồng; và năm thứ năm được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục, quy trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cấp Nhà nước.

Đối với các nhà khoa học đầu ngành trong thời gian 2 năm đầu được cấp một đề tài nghiên cứu khoa học loại B với kinh phí tối đa 1 tỷ đồng. Các năm tiếp theo được hỗ trợ đầu tư phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí tối đa 30 tỷ đồng; được hỗ trợ thành lập nhóm nghiên cứu mạnh; hỗ trợ đăng ký chủ trì đề tài các cấp.

Nhà khoa học cũng sẽ hưởng thu nhập và đãi ngộ khác theo chính sách cụ thể của đơn vị nơi nhà khoa học đến công tác (gồm lương, thưởng, các phụ cấp, thu nhập tăng thêm, phụ cấp vượt định mức giảng dạy, phụ cấp thâm niên, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, khen thưởng…).

分享到: