当前位置:首页 > World Cup > 【soi kèo leed】Năm 2022 thiên tai làm thiệt hại trên 19.500 tỷ đồng

【soi kèo leed】Năm 2022 thiên tai làm thiệt hại trên 19.500 tỷ đồng

2025-01-26 03:14:50 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Chiều ngày 20/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.

 Năm 2022, tiên tai ở nước ta diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật ngay từ những tháng đầu năm và tất cả các vùng, miền trên cả nước, với 21/22 loại hình thiên tai (trừ sống thần).

Trong đó, có 1.072 trận thiên tai đã được thống kê, bao gồm 7 cơn bão; 2 ấp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 258 trận dông lốc, mưa lớn; 286 trận động đất; 310 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 191 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển; 2 đợt rét đậm, rét hại….đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế trên 19.500 tỷ đồng, tăng gấp 1,6 lần thiệt hại về người, và thiệt hại về kinh tế tăng gấp 3,4 lần so với năm 2021.

Các công trình bảo vệ đê biển Tây trên địa bàn tỉnh Cà Mau được đầu tư xây dựng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu trước biến đổi khí hậu.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, đã xảy ra 3 trận mưa lớn, 21 trận dông lốc, 12 vụ sạt lở bờ sông, 78 trận động đất, 2 trận rét hại và 12 đợt gió mạnh, sóng lớn trên sông, trên biển…làm 7 người mất tích, thiệt hại về kinh tế gần 25 tỷ đồng.

Mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành, lực lượng vũ trang đã khắc phục khó khăn. Đặc biệt, với sự chủ động của các địa phương và cộng đồng người dân nên công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 và những tháng dầu năm 2023 đã giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai luôn được quan tâm, triển khai nhanh chóng, kịp thời, giúp người dân ổn định cuộc sống, sản xuất, khôi phục cơ sở hạ tầng thiết yếu. Thủ tướng Chính phủ  quyết định hỗ trợ 1.800 tỷ đồng cho 28 tỉnh, thành phố khắc phục hậu quả thiên tai. Các địa phương đã ưu tiên, sử dụng các nguồn lực từ quỹ phòng chống thiên tai (PCTT), ngân sách địa phương cho các hoạt động PCTT với tổng kinh phí trên 1.248 tỷ đồng.

Trước tình hình sạt lở, bờ sông, ven biển, trong những năm qua tỉnh đã triển khai các giải pháp kè bảo vệ hạ tầng nông thôn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác PCTT còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Việc xây dựng kế hoạch PCTT, phương án ứng phó với thiên tai của các địa phương chưa cập nhật đầy đủ, toàn diện. Việc thành lập các đội xung kích PCTT cấp xã có nơi còn mang tính hình thức; khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, cũng như công trình PCTT nói riêng còn thấp; phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT còn hạn chế.

Đối với tỉnh Cà Mau, tuy trong năm 2022 bão, áp thấp nhiệt đới không ảnh hưởng trực tiếp nhưng gió mạnh, mưa trái mùa, triều cường, sạt lở đất tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của người dân.

Theo đó, thiên tai làm 1 người  chết; 1 người bị thương; 8 phương tiện bị chìm; gần 600 mét bờ bao vuông tôm bị vỡ; thiệt hại và ảnh hưởng 3.800 ha diện tích cây trồng, 136 ha muối; 115 vị trí ven sông bị sạt lở, với chiều dài hơn 2.600m; bờ biển bị sạt lở với chiều dài hơn 3.700m; gần 1.600 căn nhà và 43 công trình bị thiệt hại, hư hỏng. Ước tổng thiệt hại về tài sản khoảng 38 tỷ đồng.

Riêng từ đầu năm 2023 đến nay, tại tỉnh Cà Mau thiên tai đã chìm 2 phương tiện; 19 căn nhà bị thiệt hại, hư hỏng; sập 1 đáy hàng khơi; 7 vị trí ven sông bị sạt lở với chiều dài 208m; vỡ 1.727m bờ bao vuông tôm. Tổng thiệt hại về tài sản trên 8,8 tỷ đồng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác PCTT và tìm kiếm cứu nạn trong thời gian qua. Đồng thời, chỉ đạo trong thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác PCTT. Đặc biệt, đổi mới, nâng cao năng lực theo dõi, cảnh báo, dự báo thiên tai nhanh chống, kịp thời; tập trung công tác phòng ngừa hơn ứng phó.

Phó Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, công tác truyền thông trong thời gian qua đã thực hiện nhanh chóng, kịp thời, nhưng phải thực hiện tốt hơn nữa trong thời gian tới. Công tác PCTT cần có sự lồng ghép các chương trình và công tác phối hợp một cách chặt chẽ, có trách nhiệm của các Bộ, Ban, ngành. Đặc biệt, kiện toàn Ban chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, đồng thời thường xuyên rà soát, kiểm tra các phương tiện, các điểm xung yếu để có biện pháp PCTT kịp thời, phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại cho người dân./.

Trung Đỉnh

          

 

 

 

 

 

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读