当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【tỷ số giải vô địch úc】Doanh nghiệp thủy sản mong tháo nút thắt về quy tắc xuất xứ hàng hóa

【tỷ số giải vô địch úc】Doanh nghiệp thủy sản mong tháo nút thắt về quy tắc xuất xứ hàng hóa

2025-01-12 01:11:21 [World Cup] 来源:88Point
Doanh nghiệp thủy sản nêu vướng mắc áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa
Thêm nhiều doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu vào Liên minh kinh tế Á – Âu.
Xuất khẩu thuận lợi,ệpthủysảnmongtháonútthắtvềquytắcxuấtxứhànghótỷ số giải vô địch úc doanh nghiệp thủy sản đặt mục tiêu lợi nhuận cao
Xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD. 	Ảnh: T.H
Xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD. Ảnh: T.H

Tận dụng tốt FTA để xuất khẩu

Trong nhóm nông lâm thủy sản, mặt hàng thủy sản có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA, do đây là mặt hàng đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chế biến và đóng gói từ thị trường nhập khẩu. Nhờ sự hoàn chỉnh của sản phẩm nên những mặt hàng này xâm nhập tốt vào các thị trường cao cấp.

Để giúp các doanh nghiệp cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại thì cần mở rộng thỏa thuận về quy tắc xuất xứ hàng hóa theo tiêu chí chuyển đổi mã số HS. Trong đó cho phép các nước thành viên FTA được sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu bên ngoài khối để sản xuất, XK vào các quốc gia trong các khối FTA theo thuế suất ưu đãi như những sản phẩm có xuất xứ thuần túy hoặc xuất xứ nội khối.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, các doanh nghiệp Việt Nam đã linh hoạt, nhạy bén trong việc tìm kiếm thị trường, tận dụng được lợi thế từ các FTA. Đặc biệt là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), có tác dụng xúc tác, kích thích lớn nhất, tăng doanh số xuất khẩu của Việt Nam. Doanh nghiệp có xu hướng xuất khẩu đi EU ngày càng nhiều. Cùng với đó Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã tạo ra động lực tăng trưởng mới cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam với những thuận lợi về thương mại, ưu đãi thuế quan mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho hàng loạt mặt hàng xuất khẩu tỷ USD của Việt Nam vào thị trường Anh giàu tiềm năng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, nhu cầu tại EU hồi phục sau dịch Covid -19, lạm phát thực phẩm cao, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt Nam tranh thủ đẩy mạnh XK thủy sản sang thị trường này. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi giúp xuất khẩu sang EU thêm khởi sắc. Xuất khẩu thuỷ sản sang EU trong 5 tháng đầu năm 2022 cũng tăng trưởng cao 45% đạt gần 562 triệu USD.

Hơn 80% nguyên liệu cá ngừ chưa tận dụng FTA

Bên cạnh việc tận dụng tốt các FTA khi xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, theo phản ánh của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hơn 80% nguyên liệu cá ngừ chế biến xuất khẩu doanh nghiệp phải nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ chưa có FTA với Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp không thể tận dụng được các lợi thế từ FTA để tăng sức cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu khác.

Theo ông Trương Đình Hòe, vướng mắc, khó khăn hiện nay trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa, đó là hiện nay quy tắt xuất xứ trong các FTA hầu hết đều yêu cầu nguyên liệu sử dụng cho chế biến, xuất khẩu phải có xuất xứ thuần túy (tức là nguyên liệu có xuất xứ trong nước) hoặc có xuất xứ nội khối (nguyên liệu có xuất xứ từ các quốc gia thành viên FTA).

Xuất phát từ những khó khăn, vướng mắc trên của doanh nghiệp hải sản, cuối tháng 6/2022, VASEP đã gửi công văn tới Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) kiến nghị một số nội dung về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa. Theo VASEP, nếu vấn đề được tháo gỡ sẽ giúp các doanh nghiệp hải sản, đặc biệt là doanh nghiệp cá ngừ có thể tận dụng tối đa được những lợi thế do các FTA mang lại.

VASEP đề nghị Cục Xuất nhập khẩu xem xét đưa vào nội dung dự kiến thảo luận tại các FTA trong thời gian tới về quy tắc xuất xứ trong quá trình thực hiện, áp dụng quy tắc xuất xứ như sau: Về cơ chế chứng nhận xuất xứ, cần tiến tới cơ chế cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ để giảm bớt các thủ tục hành chính và đề cao tính trách nhiệm cho các doanh nghiệp. Về hình thức chứng nhận xuất xứ: sớm triển khai các chứng nhận xuất xứ điện tử, kể cả chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp tự chứng nhận trên hệ thống điện tử chung thông qua chữ ký số của doanh nghiệp. Quy định về xuất xứ hàng hoá, mở rộng thêm tiêu chí xuất xứ hàng hóa để doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài khối FTA để sản xuất và xuất khẩu vào các quốc gia trong khối FTA. Tiêu chí xuất xứ tại danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR): Cần thiết mở rộng thêm tiêu chí chuyển đổi mã HS.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读