【lich bong đá ý】Sớm trả nợ lương cho giáo viên

时间:2025-01-11 23:52:09 来源:88Point

Một giáo viên ở trường mầm non thuộc huyện Vị Thủy phản ánh tình trạng bị nợ tiền lương từ đầu năm học (2013-2014) đến nay,ớmtrảnợlươlich bong đá ý ảnh hưởng đến cuộc sống, chi tiêu hàng ngày. Theo đơn có địa chỉ email: [email protected] gửi đến Báo Hậu Giang, trình bày: “Là một giáo viên hợp đồng dạy ở trường mầm non của huyện Vị Thủy từ tháng 9-2013 đến nay, nhưng chưa nhận được một đồng lương nào !”.

Giáo viên này cũng phản ánh: “Dạy học chỉ trông chờ vào lương để nuôi gia đình, nhưng hỏi lương thì nhà trường trả lời “phải đợi”. Như vậy, đợi đến bao giờ? Tết sắp đến, không có ruộng đất, chỉ trông chờ vào đồng lương, mà lương không có thì biết lấy gì để trang trải cuộc sống…”.

Do người gửi đơn không ghi rõ cụ thể nơi công tác để chúng tôi liên hệ, tuy nhiên phóng viên đã trực tiếp đến một số trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện, thì được biết tình trạng nợ tiền lương giáo viên hợp đồng là có thật. Khi chúng tôi đặt vấn đề này đối với Ban giám hiệu của một trường mầm non, thì được các cô giáo cho rằng đây là tình hình chung của huyện chứ không riêng trường nào, vì vậy các cô không chịu trao đổi gì thêm.

Qua tìm hiểu được biết, từ năm 2007 đến nay, huyện Vị Thủy đã thành lập thêm mới 4 trường mầm non, mẫu giáo; học sinh thì ngày một tăng nhưng biên chế lại không được tăng, vì vậy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho phép huyện (cả các đơn vị trường học thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh) ký hợp đồng làm việc với giáo viên mầm non. Trong năm học 2013-2014, huyện Vị Thủy ký hợp đồng với 94 giáo viên, nhân viên bậc mầm non, mẫu giáo (trong đó, hợp đồng từ các năm trước là 81 trường hợp, hợp đồng mới 13 trường hợp); hợp đồng mới 23 giáo viên bậc tiểu học. Ước tính, tiền lương phải chi trả cho 117 giáo viên trên đến hết năm học (từ đầu tháng 9-2013 đến cuối tháng 8-2014) là hơn 2,8 tỉ đồng. Đến nay, dù đã nửa năm học rồi nhưng các trường vẫn không có tiền trả cho các thầy, cô.

Giải thích về tình trạng nợ lương giáo viên kéo dài, ông Nguyễn Văn Thanh, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, cho rằng: “Do thiếu giáo viên nên hiệu trưởng các trường tìm nguồn sinh viên tốt nghiệp có đủ văn bằng, chứng chỉ để hợp đồng lao động và gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thẩm định. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã trình đến UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho chủ trương và chi từ nguồn kinh phí bổ sung cho sự nghiệp giáo dục được giao trong năm học 2013-2014. Trước khi hiệu trưởng các trường ký hợp đồng với giáo viên, Phòng Giáo dục và Đào tạo có thông báo sẽ chậm chi lương cho giáo viên hợp đồng, bởi phải chờ xin chủ trương phân bổ kinh phí, khi có thì sẽ chi ngay. Thời gian qua, phòng đã nhiều lần trình xin ý kiến UBND huyện, Phòng Nội vụ và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện về vấn đề trên…”.

Việc thiếu biên chế sự nghiệp giáo dục đối với bậc mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học đã được Sở Nội vụ xem xét và thẩm định 7 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh cần bổ sung thêm 786 biên chế, trong đó huyện Vị Thủy cần 216 biên chế. Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Hoàng Tươi, kinh phí nợ phát sinh năm học 2013-2014 của các đơn vị huyện, thị, thành là gần 8,7 tỉ đồng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã có kiến nghị đến Sở Tài chính cân đối, cấp kinh phí kịp thời theo nhu cầu.

Theo ngành giáo dục, giáo viên bậc mầm non là do các huyện, thị, thành phố quản lý và tự chủ về kinh phí để chi trả lương. Lẽ ra, trong trường hợp này, huyện Vị Thủy cần quan tâm ứng ngân sách từ nguồn sự nghiệp giáo dục để trả, nhằm phần nào giảm bớt khó khăn cho giáo viên để an tâm công tác, nhưng…

Được biết, cuối tháng 12-2013, Sở Tài chính đã trình UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ kinh phí sự nghiệp giáo dục cho các huyện, thị, thành phố năm học 2013-2014 trên 9 tỉ đồng. Ông Đoàn Ngọc Liệp, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vị Thủy, cho biết: “Chúng tôi đang chờ, khi có kinh phí sẽ chi cho trường để trả lương cho giáo viên sớm nhất”.

PHI YẾN

推荐内容