【tỷ lệ bóng đá u23】162 kiến nghị của cử tri được giải quyết dứt điểm
Giải quyết nhiều kiến nghị tồn đọng
Trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết,ếnnghịcủacửtriđượcgiảiquyếtdứtđiểtỷ lệ bóng đá u23 trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết thông qua 1.383 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 4, các đoàn đại biểu đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.099 kiến nghị của cử tri.
Qua giám sát cho thấy, các cơ quan đã thực hiện nghiêm túc, đúng hạn trong việc trả lời toàn bộ các kiến nghị cử tri, đảm bảo chất lượng, trả lời đúng và trúng các nội dung kiến nghị mà cử tri nêu. Trong tổng số 1.993 kiến nghị mà cử tri gửi tới Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có 1.474 kiến nghị (chiếm 73,96%) được trả lời bằng việc cung cấp thông tin cho cử tri. Có 162 kiến nghị (chiếm 8,13%) đã được tiếp thu, giải quyết dứt điểm. Còn lại 357/2.099 kiến nghị cử tri đã được các bộ, ngành tiếp thu và đang trong quá trình giải quyết…
Trong số các kiến nghị được giải quyết dứt điểm, Bộ Tài chính đã tiếp thu kiến nghị của cử tri TP. HCM, Hà Nội, Gia Lai về tăng cường các giải pháp khắc phục những hạn chế trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 về chuyển DNNN và công ty TNHH một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, trong đó đã quy định rõ công ty cổ phần được chuyển đổi từ DNNN phải xây dựng phương án sắp xếp nhà đất trước thời điểm xác định giá trị DN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời thực hiện công khai tiến độ thực hiện cổ phần hóa, thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết trên thị trường chứng khoán sau khi cổ phần hóa...
Tiếp thu kiến nghị của cử tri Tây Ninh về cơ chế để lại 80% tiền bán đất cho xã theo hướng giao tỉnh điều tiết cụ thể, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 theo hướng giao HĐND cấp tỉnh quyết định,...
Về giải quyết 570 kiến nghị tồn đọng qua một số kỳ họp, các bộ, ngành đã tích cực rà soát, giải quyết, trong đó có một số vấn đề mà cử tri kiến nghị từ Quốc hội khóa XIII đến nay cũng đã được xem xét giải quyết dứt điểm.
Về nội dung báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) Hầu A Lềnh cho biết, chuẩn bị Kỳ họp thứ 5, MTTQVN phối hợp với UBTVQH đã tổng hợp được 3.093 ý kiến, kiến nghị gửi tới Quốc hội.
Các kiến nghị chính tập trung một số vấn đề như: Đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính. Việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm. Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình trạng "được mùa mất giá" chưa được cải thiện… Nạn hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn khá tràn lan trên thị trường.
Tình trạng sử dụng hóa chất, chất độc hại trong sản xuất, chế biến thực phẩm chưa được kiểm soát. Công tác quản lý đất đai của chính quyền một số địa phương chưa chặt chẽ, các dự án quy hoạch chưa được công khai, việc thu hồi đất thiếu minh bạch. Công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong nhân dân…
"Được mùa mất giá" là tất yếu của cơ chế thị trường
Nhận xét báo cáo đã được tổng hợp khá đầy đủ, toàn diện, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cơ bản đồng tình với các nội dung được nêu. Tuy nhiên, đối với nhận định "đầu ra cho sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tình trạng được mùa mất giá chưa được cải thiện", Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nên nhìn nhận vấn đề theo cơ chế thị trường. Khi sức sản xuất của chúng ta lớn, thị trường đang mở rất mạnh, nên tình trạng được mùa mất giá là đương nhiên khi cung lớn hơn cầu. "Đây là điều tất yếu của nền kinh tế thị trường, không thể cải thiện được nhất là khi thị trường của chúng ta ngày càng mở rộng và việc quy hoạch sản phẩm đã được loại bỏ".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, báo cáo cần bổ sung những ghi nhận, đánh giá của cử tri và nhân dân về các hoạt động của Quốc hội, bên cạnh những đáng giá chi tiết về Chính phủ. Theo Chủ tịch Quốc hội, báo cáo cần có cái nhìn toàn diện hơn về bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý các cuộc tiếp xúc cử tri cần mời đông đảo người dân tham dự để người dân được nói tiếng nói của mình, thay vì chỉ mời các cử tri là cán bộ, thuộc các cơ quan chính quyền. Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cũng lưu ý việc tổ chức, bố trí để người dân tham gia đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri, tránh tình trạng "cử tri chuyên nghiệp", "cử tri cán bộ".
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho biết, UBTVQH cơ bản tán thành với dự thảo báo cáo và 6 nhóm ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đã được MTTQ tổng hợp. UBTVQH đề nghị MTTQ tiếp tục rà soát, để đánh giá kỹ thêm các nội dung để bảo đảm việc tổng hợp được bao quát, đầy đủ, đặc biệt là đối với những vấn đề mang tính thời sự, bức thiết đang nổi lên như vấn đề tinh giản bộ máy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tham nhũng, chính sách đối với người nghèo, đồng bào thiểu số, phòng chống biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới,….
H.Y
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/286f799404.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。