Hiện nay,ĐạihọcBáchkhoatrởthànhcơsởươmtạodoanhnghiệphàngđầbxh nhat 3 trên cả nước đã có khá nhiều vườn ươm công nghệ của các trường đại học. Trong đó, một số vườn ươm đã đạt được kết quả thành công nhất định, cho ra đời các doanh nghiệp có doanh thu tốt, tiêu biểu là Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong trường đại học cần chính sách hỗ trợ thiết thực. Ảnh minh họa
Khó văn về chính sách, vốn, cơ chế đầu tư...
Tại Hội thảo quốc tế “Chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ trường đại học: Bài học kinh nghiệm quốc tế.” do Cục Phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp Văn phòng Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia tổ chức mới đây, TS. Mai Thanh Phong, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Công nghệ cao - Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Để phát triển trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ của trường Đại học Bách Khoa trở thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ hàng đầu khu vực phía Nam, trung tâm đã thực hiện những mục tiêu cụ thể: Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về ươm tạo doanh nghiệp công nghệ; tạo ra nhiều doanh nghiệp khoa học và công nghệ từ hoạt động hỗ trợ của Trung tâm.
Ngoài ra, Trung tâm còn thực hiện việc quảng bá, nhân rộng mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ tới các doanh nghiệp và các đối tượng liên quan, đồng thời phát triển trung tâm thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học điển hình trong các khối trường đại học.
Những lĩnh vực hoạt động chính của Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh là: Công nghệ hóa học, sinh học và thực phẩm; Công nghệ vạt liệu; cơ khí, kỹ thuật giao thông; năng lượng; điện – điện tử; công nghệ môi trường; công nghệ thông tin; quản lý doanh nghiệp.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển Đại học Bách Khoa trở thành cơ sở ươm tạo doanh nghiệp hàng đầu khu vực phía Nam, Trung tâm đã hỗ trợ cho trường bằng cách tìm kiếm nguồn tài chính từ nguồn tài trợ của nhà nước, các tổ chức cho vay với lãi suất ưu đãi, các quỹ đầu tư trong và ngoài nước….
Bên cạnh đó, Trung tâm cũng liên kết trường với các mạng lưới hoạt động khác như: Tổ chức các buổi tham quan với doanh nghiệp ngoài trung tâm để xúc tiến hoạt động kết nối giữa các công ty ươm tạo; Tạo lập các mối quan hê cho các công ty ươm tạo để họ tiếp cận kiến thức và ý tưởng kinh doanh.
Kết quả là nhiều đề tài, dự án đã được ứng dụng vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, những kết quả này vẫn chưa xứng với tiềm năng của các trường nên mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. Trong đó, nổi lên vấn đề đa phần các nghiên cứu xuất phát từ trường đại học là các nghiên cứu lý thuyết, thiếu các nghiên cứu ứng dụng và càng ít các nghiên cứu, đề tài được thương mại hóa.
Không những vậy, hiện nay việc ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ tại các trường đại học đang có những khó khăn nhất định. Đó là hạn chế về các yếu tố như chính sách, vốn, cơ chế đầu tư...
Theo TS. Mai Thanh Phong, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ mang tính hệ thống cho các doanh nghiệp ươm tạo và các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Để doanh nghiệp phát triển cần phải có nguồn tài trợ lâu dài và ổn định cho doanh nghiệp đó; các doanh nghiệp cũng cần có nguồn vốn vay ưu đãi để thực hiện ươm tạo và hoàn thiện sản phẩm và sản xuất thử nghiệm. Đồng thời, một số trung tâm ươm tạo quan trọng cần được đầu tư thích đáng, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung; bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ và hiệu quả giữa các Trung tâm ươm tạo trên từng địa bàn, vùng.
Kinh nghiệm từ Quốc tế
Tại Hội thảo trên, TS.S u-Chuan Liu – Giám đốc Trung tâm Ươm tạo và Đổi mới – Đại học công nghệ Triều Dương, Đài Loan đã chia sẻ và đưa ra gợi ý đối với Việt Nam về thiết lập mạng lưới thúc đẩy doanh nghiệp (Born Global). Ở Đài Loan, Born Global có nghĩa là nền tảng hợp tác ươm tạo quốc tế cho các tổ chức ươm tạo. Bằng việc kết nối với các mạng lưới ươm tạo ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản các tổ chức ươm tạo này sẽ thúc đẩy nguồn lực, kinh nghiệm của các tổ chức ươm tạo khác thông qua các chuyến thăm, tọa đàm, giao lưu và các hoạt động đan xen khác.
Born Global giúp các tổ chức ươm tạo kết nối với các viện nghiên cứu hoặc kết nối với mạng lưới các tổ chức ươm tạo quốc tế để hình thành một kênh hỗ trợ các doanh nghiệp Đài Loan tiếp cận với thế giới hoặc để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài có thể đến kinh doanh một cách thuận lợi ở Đài Loan hoặc xây dựng hình thức hợp tác khác.
Ở Đài Loan, 8 lĩnh vực được ưu tiên đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đó là: Ứng dụng CNTT, Văn hóa, Công nghệ sinh học, công nghệ xanh, dịch vụ khoa học, cơ khí chính xác, nhà thông minh, y tế và giải trí. Theo đó những doanh nghiệp khởi nghiệp trong 8 lĩnh vực này sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi nhận sự hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng giúp đỡ họ kết nối với các nhà tư vấn, đó là những doanh nhân có kinh nghiệm, những nhà lãnh đạo của các công ty lớn.
Nhiều chuyên gia tại buổi hội thảo khẳng định: Điều kiện quan trọng để phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các viện, trường đại học là bản thân những người lãnh đạo phải có tư tưởng đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này hoạt động đồng thời nhà nước cần tạo cơ chế tài chính thông thoáng, xóa bỏ thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, Bộ KH&CN luôn ủng hộ chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu trong trường đại học đồng thời sẽ ban hành các chính sách về kinh phí và biên chế cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Đồng thời, Bộ cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho tất cả các hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu của các trường đại học ra ngoài xã hội cũng chú trọng hơn nữa đến quyền lợi của các nhà nghiên cứu.
Hương Giang
Horizon 2020 - Cơ hội hợp tác, tài trợ cho nghiên cứu và phát triển