Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự phù hợp với cam kết Hiệp định CPTTP Làm giả văn bản tố tụng,Đềxuấtnhómbiệnphápxửlývậtchứngtàisảntrongquátrìnhtốtụbóng đá wap.vn cựu điều tra viên lãnh án Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh chi phí tố tụng Cần thiết rút ngắn thời hạn tố tụng với người chưa thành niên bằng 1/2 người lớn Sáng 30/10, Quốc hội đã nghe các tờ trình, báo cáo về dự án Nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8 Quốc hội XV, sáng 30/10, Quốc hội nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình bày tờ trình về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự (Nghị quyết).
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến (Ảnh:QH) Theo Viện trưởng Nguyễn Huy Tiến, thực tiễn đòi hỏi cần có quy định để xử lý sớm hơn, chủ động, linh hoạt hơn đối với vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, không phải đợi đến khi có quyết định đình chỉ hoặc bản án, quyết định của tòa án.
Quy định này sẽ bảo đảm chống đóng băng tài sản, thất thoát, hao hụt giá trị của vật chứng, tài sản; bảo vệ người thứ ba ngay tình; kịp thời thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước và khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.
"Dự thảo Nghị quyết quy định 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, trong đó, đối với mỗi biện pháp, quy định rõ nội dung, điều kiện áp dụng, thẩm quyền, đối tượng, thời hạn áp dụng", ông Tiến cho biết.
Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban tán thành việc ban hành Nghị quyết, tạo cơ sở pháp lý nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giải quyết các vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.
Qua đó, nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về kinh tế, tham nhũng, bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan, cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, kinh doanh. Kết quả thí điểm sẽ tạo cơ sở thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự trong thời gian tới.
Về phạm vi các vụ án, vụ việc được thí điểm, theo Ủy ban Tư pháp, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản. Do đó, phạm vi thí điểm giới hạn trong một số vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo như dự thảo là phù hợp.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga (Ảnh: QH) Dự thảo Nghị quyết quy định 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự.
Trong đó có 4 biện pháp áp dụng đối với vật chứng, tài sản đã thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, gồm: Xử lý vật chứng, tài sản là tiền; Nộp tiền bảo đảm để cơ quan tiến hành tố tụng hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa; Cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản và giao vật chứng, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp để quản lý, khai thác, sử dụng.
Có 1 nhóm biện pháp áp dụng có tính chất "khẩn cấp tạm thời" và có thể áp dụng ngay ở giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm.
"Đây là biện pháp chưa được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự. Qua thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự về kinh tế, tham nhũng, chức vụ cho thấy, việc thí điểm các biện pháp này sẽ góp phần giải quyết cơ bản những vướng mắc, bất cập hiện nay", cơ quan thẩm tra nêu.
Về các biện pháp cụ thể, dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế cho phép người bị buộc tội hoặc tổ chức, cá nhân được nộp tiền bảo đảm thi hành án để hủy bỏ việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa. Số tiền nộp bảo đảm không thấp hơn giá của vật chứng, tài sản theo kết luận định giá tài sản.
Uỷ ban Tư pháp tán thành phương án trên và cho rằng, biện pháp này tạo khả năng sớm thu được khoản bồi thường thiệt hại, giảm thiểu việc phải đưa ra xử lý tài sản, tiết kiệm chi phí, đồng thời, bảo đảm quyền cho chủ sở hữu tài sản.
Cơ quan thẩm tra cũng tán thành quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thể cho phép mua bán, chuyển nhượng vật chứng, tài sản thông qua hình thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các đồng sở hữu mua lại vật chứng, tài sản.
Ủy ban Tư pháp cũng tán thành với quy định cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong thời hạn không quá 2 tháng khi có căn cứ cho rằng người bị buộc tội hoặc cá nhân, tổ chức khác có hành vi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, tẩu tán, hủy hoại tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án.
顶: 514踩: 46
【bóng đá wap.vn】Đề xuất 5 nhóm biện pháp xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình tố tụng
人参与 | 时间:2025-01-10 11:34:33
相关文章
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Quỹ hỗ trợ nông dân giúp nhà nông làm giàu
- Cục Thuế đối thoại với doanh nghiệp tại Chơn Thành
- “Khát” cây giống sầu riêng
- Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- Phải thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo
- Nhãn xuồng cơm vàng hút giá
- Tuyên dương 17 nông dân trồng điều giỏi tại huyện Bù Đăng
- Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- Hai tháng xuất siêu 1,68 tỷ USD
评论专区