您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【nhận định c1】Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ

Ngoại Hạng Anh24人已围观

简介Thủ tướng Chính phủ: Phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu năm 2023, tạo đà thuận lợi cho năm 2 ...

Thủ tướng Chính phủ: Phấn đấu đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu năm 2023,ủtướngThựchiệncácchínhsáchhỗtrợtổngcầunhấtlàchínhsáchtàikhoátiềntệnhận định c1 tạo đà thuận lợi cho năm 2024 Thúc đẩy các động lực, tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: 2 năm tái cơ cấu tạo dư địa cho linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ
Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ
Thủ tướng Chính phủ cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Ảnh: Quochoi.vn

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2023 đạt trên 5%

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đánh giá cao việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn của Quốc hội thời gian qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội với tinh thần trách nhiệm cao đã đồng hành với Chính phủ, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập và đóng góp, gợi mở cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương những định hướng, giải pháp quan trọng, khả thi, sát thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực.

Báo cáo chung về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho biết, tình hình tiếp tục xu hướng tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, đúng như các vị đại biểu Quốc hội đã nêu, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế, bất cập; sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn; thị trường lao động, việc làm trong một số lĩnh vực suy giảm; tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên còn cao; thiên tai, bão lũ, sạt lở đất tiếp tục ảnh hưởng lớn đến khu vực miền Trung…

Liên quan đến các chỉ tiêu dự kiến khó đạt kế hoạch, Thủ tướng cho biết, dự kiến có 5 chỉ tiêu khó đạt kế hoạch đề ra, gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP); GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.

Thủ tướng Chính phủ lý giải, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tốc độ tăng GDP dự kiến không đạt kế hoạch đề ra là do tác động, ảnh hưởng nặng nề từ bên ngoài và những hạn chế, bất cập từ bên trong, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, trong khi nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế.

Tốc độ tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu là một yếu tố quan trọng dẫn đến các chỉ tiêu khác như GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội cũng không đạt được mục tiêu đề ra.

Vì thế, trong thời gian còn lại của năm 2023, Thủ tướng cho hay, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực, vừa giải quyết những vấn đề trước mắt, vừa chuẩn bị cơ sở, tiền đề cho những năm tiếp theo, trong đó tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các địa phương đầu tàu tăng trưởng.

Cùng với đó là thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng tổng cầu, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ; tăng khả năng tiếp cận tín dụng, đất đai, mở rộng thị trường, đa dạng sản phẩm, chuỗi cung ứng; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; bảo đảm ổn định giá cả, thị trường...

Thủ tướng nêu rõ sẽ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2023, trong đó tăng trưởng GDP đạt trên 5%, tạo đà cho việc thực hiện kế hoạch năm 2024.

Thủ tướng: Thực hiện các chính sách hỗ trợ tổng cầu, nhất là chính sách tài khoá, tiền tệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo trước Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

Bảo đảm đủ xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

Cũng tại phần giải trình, về rà soát, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng nêu rõ, đây là vấn đề rất quan trọng, góp phần khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng.

Vì thế, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời những bất cập, khó khăn, vướng mắc, cả về quy định pháp luật, cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện.

Đặc biệt, theo Thủ tướng, các bộ, ngành cũng tiếp tục đề xuất các cấp có thẩm quyền, ban hành kịp thời các chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là về tài khoá, tiền tệ, xử lý vướng mắc của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh…

Thẳng thắn chỉ ra nhiều hạn chế còn tồn tại trong công tác này, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách không còn phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính đối với sản xuất kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp trên một số lĩnh vực còn phức tạp, rườm rà…

Trong nhiều nguyên nhân được người đứng đầu Chính phủ nêu, có nguyên nhân kỷ luật, kỷ cương hành chính trong một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa nghiêm; còn tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai, chưa thực sự vì lợi ích chung…

Nên thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, giải quyết vướng mắc pháp lý, đơn giản hóa điều kiện, quy định kinh doanh; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực…

Về các dự án hạ tầng quan trọng ngành giao thông, Thủ tướng cho biết, một số dự án còn chậm tiến độ, đội vốn, chia nhỏ gói thầu, chất lượng chưa đồng đều; việc triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc pháp lý, tổ chức thực hiện trong giải phóng mặt bằng, tái định cư, cung ứng nguyên vật liệu… Vì thế, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp như hoàn thiện quy định pháp luật; đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tái định cư; nâng cao năng lực chủ đầu tư…

Nói về những giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sẽ kiên quyết đảm bảo giữ vững an ninh năng lượng quốc gia, với những giải pháp như khẩn trương ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; nâng cao hiệu quả các khâu truyền tải, điều độ và phân phối; sớm hoàn thiện thị trường mua bán điện cạnh tranh, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế khuyến khích phát triển nguồn điện áp mái tự sản, tự tiêu; triệt để tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; bảo đảm đủ xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng…

Tags:

相关文章