您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả chivas】Mở lối để doanh nghiệp vay vốn 正文

【kết quả chivas】Mở lối để doanh nghiệp vay vốn

时间:2025-01-12 13:32:46 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Ông có thể cho biết, thực trạng của các DNNVV khi vay vốn hiện nay đang như thế nào?Có một nghịch lý kết quả chivas

mo loi de doanh nghiep vay von

Ông có thể cho biết,ởlốiđểdoanhnghiệpvayvốkết quả chivas thực trạng của các DNNVV khi vay vốn hiện nay đang như thế nào?

Có một nghịch lý là DNNVV chỉ tiếp cận được gần 40% tổng nguồn vốn, trong khi, DNNVV chiếm tới gần 98% tổng số DN trên cả nước, nghĩa là hơn một nửa nguồn vốn đang rơi vào tay số ít DN còn lại. Hơn nữa, khối lượng nợ xấu trong khu vực DNNVV thấp hơn nhiều so với các khu vực còn lại. Vì thế, đây chính là mảnh đất giàu tiềm năng mà các ngân hàng cần khai thông để tăng trưởng tín dụng trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Thực tế đã chứng minh, với tỷ lệ như trên, có đến hơn 500.000 DNNVV không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, họ phải đi vay ngoài với lãi suất cao hơn nhưng họ vẫn tồn tại và phát triển được, vì thế, cách tiếp cận vốn vay mới là vấn đề chính.

Với nghịch lý như trên, theo ông, đâu là điểm nghẽn của các DN trong vay vốn?

Có thể thấy ngay điểm nghẽn nhiều năm qua chưa tháo gỡ được là các DNNVV không đáp ứng được điều kiện đảm bảo cho các khoản vay. Phương án kinh doanh của DN không khả thi do DNNVV chủ yếu hoạt động mang tính tự phát, nặng về phong trào, phát triển dựa vào kinh nghiệm hay các mối quan hệ. Hơn nữa, bản thân các sản phẩm của DNNVV chưa thuyết phục được ngân hàng về tính cạnh tranh, sự khác biệt để tạo nên thị trường ổn định nhằm khẳng định DN sẽ có doanh thu tốt, sẽ nhanh chóng có dòng tiền quay lại trả nợ ngân hàng.

Một điểm nghẽn nữa là tài sản thế chấp của các DNNVV không đảm bảo, có độ tin cậy không cao. Ví dụ như bất động sản có thể bị thế chấp nhiều nơi. Nếu thế chấp bằng sản phẩm hàng hóa thì cũng mang tính rủi ro cao do DN có thể “rút ruột”. Ngay cả hóa đơn mua sắm hàng hóa để tạo minh chứng cho dòng tiền hay báo cáo tài chính thì tính minh bạch cũng chưa đáp ứng được khiến niềm tin giảm sút.

Bên cạnh đó, nhiều DN sử dụng vốn vay sai mục đích, vay vốn ngắn hạn nhưng lại dùng cho mục đích dài hạn và ngược lại. Hơn nữa, quy mô vốn đối ứng của DN rất thấp so với khả năng vốn chủ sở hữu. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của DN, mà đây lại là chỉ tiêu mà các ngân hàng quan tâm nhất.

Tất cả vấn đề trên là khó khăn nội tại của DNNVV Việt Nam, nếu muốn thay đổi theo đúng chuẩn của ngân hàng thì cần phải đến 10-15 năm nữa may ra các DN mới đáp ứng được.

Vậy hạn chế của ngân hàng là gì, thưa ông?

Trở ngại lớn nhất của các ngân hàng thương mại là tâm lý e ngại rủi ro. Điều đáng nói là cảm nhận đầu tiên của các ngân hàng thương mại khi tiếp cận DNNVV luôn thường trực câu hỏi: DN có muốn trả nợ hay không? Đây là câu hỏi có thể thông cảm được cho các ngân hàng trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro hiện nay, tuy nhiên, đây lại chính là rào cản đầu tiên cho hai bên tiếp xúc với nhau.

Vì thế, muốn cho DNNVV vay vốn, các ngân hàng cần xem lại chuẩn của mình cũng như cách thức cho DN vay, nếu không cơ hội phát triển, tăng trưởng của ngân hàng sẽ bị bỏ qua một cách lãng phí. Điều này có nghĩa là ngân hàng nên quan tâm đến khả năng sinh lời của DN trước, sau đó mới đến tài sản đảm bảo hay những điều kiện cần đạt chuẩn của DN. Do vậy, câu hỏi đầu tiên phải đề cao phương án kinh doanh của DN liệu có trả được nợ hay không? Từ đây mở lối để DNNVV vay vốn thuận lợi hơn là cho vay tín chấp, vay bằng độ tín nhiệm giữa ngân hàng và DN.

Để cải thiện những hạn chế nêu trên, ngoài sự thay đổi từ DN và ngân hàng, theo ông, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những giải pháp gì?

Theo tôi, nếu chỉ ngân hàng và DN tham gia trong mối quan hệ cho vay – trả nợ thì không thể giảm được phần nào những hạn chế nêu trên. Vì thế, cần phải đưa ra nhiều định chế tài chính để bảo lãnh cho các DNNVV, ví dụ như quỹ phát triển DNNVV, ngân hàng phát triển DNNVV… để bù vào phần trống mà thị trường còn đang thiếu. Hơn nữa, ngành nào mua được bảo hiểm thì Nhà nước nên mở ra cho các cơ quan bảo hiểm cùng tham gia. Đây cũng là cách tạo độ an toàn giúp các ngân hàng cho vay.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên liên kết nhiều DNNVV lại với nhau để thành lập tổ chức DN quy mô lớn. Từ đó, tổ chức liên kết này sẽ chia khoản vay từ ngân hàng cho các DNNVV trong nhóm. Hơn nữa, trên bình diện hàng năm, các tổ chức tín dụng phải có độ tăng trưởng số dư cho DNNVV vay vốn, tăng từ 5-10% để tạo lên áp lực, trách nhiệm cho DNNVV.

Điểm quan trọng khác là Nhà nước cần định hướng phát triển cho DN, mở trường lớp đào tạo bài bản và cung cấp cho DN những thông tin về quy mô, thống kê ngành hàng… giúp DN có tầm nhìn chiến lược, từ đó DN sẽ xây dựng được phương án kinh doanh hợp lý.

Chính sách về hồ sơ lưu trữ nợ xấu của các DN nên có sự thay đổi hợp lý hơn. Nếu nợ xấu đã được các DN trả lại thì Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước chỉ nên lưu trữ, không nên trích xuất cho các ngân hàng thương mại để khiến các ngân hàng e ngại với DN đó, vì DN đã trả được nợ tức là tình hình kinh doanh, hoạt động đã trở lại ổn định, DN đã có những thay đổi tích cực để trở nên tốt hơn.

Đặc biệt, khi cho vay tín chấp, không phải cán bộ tín dụng nào cũng có thể làm tốt, hiểu rõ mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của DN để đánh giá, thẩm định đúng phương án kinh doanh. Vì thế, Nhà nước nên có quy định để các tổ chức tín dụng dựa vào cơ quan tư vấn để giúp đánh giá hồ sơ xin vay vốn. Tuy nhiên, pháp luật cũng phải quy định trách nhiệm khi tư vấn của cơ quan này.

Xin cảm ơn ông!