【nhận định bóng đá châu âu hôm nay】Cải cách thủ tục hành chính: Nhấn mạnh vai trò người đứng đầu
Doanh nghiệp mong muốn cải cách thủ tục hành chính bao trùm hơn,ảicáchthủtụchànhchínhNhấnmạnhvaitròngườiđứngđầnhận định bóng đá châu âu hôm nay mở rộng hơn | |
Doanh nghiệp phấn khởi về việc cắt giảm chi phí không chính thức | |
Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng | |
Cải cách thủ tục hành chính hải quan hướng đến rút ngắn quy trình, thời gian, chi phí |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Hằng |
Chiều 14/5, tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ (VPCP) diễn ra Hội nghị giao ban trực tuyến tại 63 điểm cầu cả nước về công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
Hội nghị nhằm nêu những kết quả 4 tháng đầu năm 2019 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng cuối năm. Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì hội nghị.
Đã đi vào thực chất
Báo cáo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa của VPCP cho thấy, trong những tháng đầu năm, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 02 ngày 1/1/2019 về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021, 10 cơ quan đã hoàn thành 100% nhiệm vụ ban hành các tài liệu hướng dẫn, kế hoạch cải thiện các bộ chỉ số, chỉ số thành phần được phân công làm đầu mối chủ trì, chịu trách nhiệm.
Tiêu biểu như Bộ Tài chính đã ban hành 3/3 tài liệu gồm: Cấu phần nộp thuế trong Chỉ số thành phần nộp thuế và Bảo hiểm xã hội; chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới theo Báo cáo môi trường kinh doanh; chỉ số thành phần Vốn hóa thị trường chứng khoán theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0.
Báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của VPCP cho biết, đến nay, 100% các văn phòng bộ, địa phương đã tiếp nhận nhiệm vụ tổ chức, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo đúng chỉ đao. Nhiều địa phương tổ chức tốt các giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính phát huy tốt, hiệu quả.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng nêu rõ, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Đến nay, các bộ, ngành đã trình ban hành 29 văn bản quy phạm pháp luật để chính thức cắt giảm 3.425/6.191 điều kiện kinh doanh; đã trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền 21 văn bản quy phạm pháp luật để cắt giảm, đơn giản hóa 6.776/9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành; tiết kiệm hơn 18 triệu ngày công, tương đương trên 6.300 tỷ đồng.
Bộ trưởng đánh giá, đây là những vấn đề đi vào thực chất của việc cải cách thủ tục hành chính và là dư địa cho tăng trưởng; tạo môi trường đầu tư và thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương…
Thước đo cải cách là sự hài lòng
Tuy nhiên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho rằng, công tác cải cách cần phải được đẩy mạnh và thực chất hơn nữa. Bởi những kết quả đạt được về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, các rào cản cho chi phí chính thức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Về vấn đề này, báo cáo của VPCP cho hay, việc kiểm soát khâu ban hành thủ tục hành chính vẫn chưa chặt chẽ. VPCP đã thẩm tra 22 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành hành chính (115 thủ tục hành chính kiểm đếm được), trong đó, VPCP đề nghị không quy định 14 thủ tục; sửa đổi, bổ sung 98 thủ tục không cần thiết, không hợp lý, chiếm 56,28% số thủ tục.
Ngoài ra, nhiều bộ, cơ quan, địa phương ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ chưa kịp thời, chế độ thông tin báo cáo thực hiện chưa nghiêm.
Cụ thể, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành phải tổng hợp, công bố công khai danh mục sản phẩm, hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh sau khi cắt giảm. Nhưng đến nay, mới có 6/11 bộ gửi kết quả về kiểm tra chuyên ngành (5 bộ chưa báo cáo gồm: Công an; Khoa học và Công nghệ; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế); 6/16 bộ gửi kết quả về điều kiện kinh doanh.
Nên giải pháp trọng tâm của quý II/2019 được VPCP đề ra là vẫn tiếp tục bám sát những đánh giá về kết quả đã đạt được cũng như tồn tại, hạn chế để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả hơn. Lấy sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân là thước đo hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Về cắt giảm điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành, các bộ, cơ quan liên quan cần đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan trình Chính phủ để trình Quốc hội bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh.
Trong đó, Bộ Tài chính khẩn trương tổng hợp các sản phẩm, hàng hóa chịu kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan, gửi các bộ, để trên cơ sở đó, các bộ rà soát, đơn giản hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng. Cơ quan này cũng chủ trì, theo dõi tình hình và đánh giá kết quả thực hiện cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành…
Ngoài ra, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo và triển khai nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống. Việc thực hiện phải kiên trì, quyết liệt và đặc biệt là nhấn mạnh vai trò của người đứng đầu của các cơ quan hành chính. Nếu người đứng đầu làm tốt thì sẽ thực hiện được tốt cải cách này.