Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao t Lê Minh Trí trong một phiên họp của Quốc hội. |
Gửi báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại Kỳ họp thứ 5,ăngphạttiềngiảmphạttùđểxửlýtộiphạmvềkinhtếhiệuquảhơtỷ số paris germain Quốc hội khóa XV đến Quốc hội, Viện trưởng Lê Minh Trí thêm một lần nữa kiến nghị như trên.
"Điểm danh" nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng
Tại báo cáo định kỳ này (số liệu tính từ ngày 1/10/2022 đến ngày 31/3/2023), Viện trưởng Lê Minh Trí đánh giá, tội phạm kinh tếnổi lên các sai phạm trong các lĩnh vực hoạt động đấu thầu, đấu giá, đất đai, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, lợi dụng chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xảy ra nhiều vụ án về tội tham nhũng, chức vụ với nhiều thủ đoạn tinh vi, phức tạp, có quy mô tổ chức gây hậu quả đặc biệt lớn tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, sở hữu và môi trường tăng nhiều nhất, đã khởi tố 19.553 vụ (tăng 36,1%), xảy ra trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, đấu thầu, mua sắm tài sản công nhằm chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.
Điển hình như Vụ án Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh cùng đồng phạm sử dụng 3 công ty thành viên phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỷ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tưnhưng không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ.
Vụ án Trương Mỹ Lan, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng đồng phạm phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng trăm nghìn tỷ đồng của người dân trong thời gian 2018-2019.
Vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, xảy ra tại Công ty AIC, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh; Vụ án Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại Phòng Tài nguyên môi trường Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên; Vụ án Vi phạm trong quản lý đất đai tại huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội;…
Trong 6 tháng, tội phạm tham nhũng, chức vụ, đã khởi tố mới 459 vụ (tăng 109,6%), tiếp tục phát hiện, khởi tố, điều tra nhiều vụ án lớn, tính chất tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, có sự cấu kết chặt chẽ giữa cán bộ Nhà nước với các công ty, doanh nghiệptư nhân hoạt động trong các lĩnh vực đất đai, chứng khoán, trái phiếu, y tế, giáo dục và đăng kiểm, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Báo cáo của Viện trường Lê Minh Trí "điểm danh" một số vụ điển hình, như vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Vụ án “Vi phạm quy định về hoạt động Ngân hàng” xảy ra tại Ngân hàng SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, … xảy ra tại Cục đăng kiểm - Bộ Giao thông Vận tải và các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, Chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố trên cả nước;...
Viện trưởng khẳng định, ngành kiểm sát đã chủ động làm tốt các nhiệm vụ mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực phân công; phối hợp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện điều tra, truy tố, xét xử, xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng, tham ô, vụ lợi; đồng thời có phân hoá trong xử lý những đối tượng khác đảm bảo nghiêm minh, thấu tình đạt lý, thuyết phục.
Công tác giải quyết các vụ án, vụ việc về tham nhũng tiếp tục đạt kết quả tích cực; đã khởi tố, điều tra, truy tố nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao trong phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ án tham nhũng, kinh tế lớn.
Vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng
Tại báo cáo này, Viện trưởng Lê Minh Trí tiếp tục nêu kiến nghị ông đã nêu nhiều lần ở cả Quốc hội và diễn đàn khác.
Đó là cần tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng chính sách xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung.
Đồng thời phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả, giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát; bảo đảm hiệu quả phòng chống tội phạm, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có răn đe, giáo dục, vừa nhân văn, thuyết phục.
Viện trưởng phân tích, hiện nay trong thực tế cán bộ vi phạm pháp luật không chỉ là tội phạm tham nhũng mà nhiều trường hợp là tội phạm kinh tế, chức vụ nhưng không có yếu tố vụ lợi (cụ thể Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng).
Vì thế, trong chính sách hình sự cần cân nhắc sửa đổi mức hình phạt, mức tính hậu quả thiệt hại hiện nay và tăng chế tài phạt tiền, giảm chế tài phạt tù để có chính sách xử lý hiệu quả hơn, vừa nghiêm trị, vừa nhân văn, thuyết phục, Viện trưởng kiên trì quan điểm.