Công nghiệp năng lượng là một trong những thế mạnh của tỉnh Trà Vinh. Trong ảnh: Toàn cảnh Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải - Trà Vinh |
Tập trung vào các lĩnh vực có tiềm năng,ạchtỉnhTràVinhđếnnămHướngrabiểnlàmgiàutừkinhtếbiểbảng xếp hạng bóng đá vô địch ý thế mạnh
Tỉnh Trà Vinh nằm giữa 2 con sông lớn, phía Bắc giáp sông Tiền, phía Nam giáp sông Hậu và lại ở vị trí hạ lưu, nơi 2 con sông lớn đổ ra biển với 3 cửa; phía Đông giáp biển với chiều dài 65 km. Dòng sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền) và sông Hậu cùng với luồng tàu trọng tải lớn vào sông Hậu đóng vai trò là 3 tuyến đường thủy quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông thương ra biển Đông, nối với cả nước và quốc tế.
Vùng biển Trà Vinh có nguồn thủy sản phong phú, giá trị kinh tếtương đối cao. Tài nguyên rừng ngập mặn ven biển của Trà Vinh được xem là một “bức tường xanh” có tác dụng ngăn chặn, hạn chế tác hại của gió bão, sóng biển và kết hợp với nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững. Khu vực này cũng có nhiều loại khoáng sản quan trọng cho phát triển kinh tế như titan sa khoáng, cát, đất sét, nước khoáng...
Để phát triển kinh tế toàn diện, phấn đấu đưa Trà Vinh vào nhóm đầu của ĐBSCL, theo Quy hoạch, Trà Vinh sẽ tập trung vào các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng, thế mạnh.
Về công nghiệp, phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường gắn với lợi thế kinh tế biển. Chú trọng công nghiệp năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới thành trung tâm năng lượng sạch của vùng ĐBSCL; khai thác hiệu quả công suất các nhà máy nhiệt điện hiện có, từng bước nâng tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Nam.
Về nông nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, tuần hoàn, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao dựa trên ứng dụng khoa học - công nghệ và thích ứng với biển đổi khí hậu. Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản tập trung, nuôi công nghiệp với công nghệ hiện đại và vùng nuôi chuyên canh cho các sản phẩm chủ lực. Phát triển các cây trồng có lợi thế; hình thành các khu nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phát triển ngành chăn nuôi tập trung, hữu cơ, chất lượng cao, tổ chức lại chăn nuôi theo hướng hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị ngành hàng gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.
Về dịch vụ cảng biển và logistics, tỉnh đầu tưphát triển dịch vụ cảng biển và logistics, khai thác có hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển; nâng cấp hệ thống kho bãi, bảo quản hàng hóa, dịch vụ hậu cần, bến cảng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và chất lượng dịch vụ logistics; hình thành và phát triển trung tâm logistics cấp tỉnh tại Khu kinh tế Định An.
Về du lịch, phát triển du lịch xanh, bền vững, có sức cạnh tranh cao; du lịch biển, du lịch di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa Khmer; du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; liên kết với các điểm đến của vùng ĐBSCLvà cả nước.
Phát triển các đô thị động lực gắn với khu kinh tế và khu công nghiệp
Hiện Trà Vinh phát triển kinh tế khá toàn diện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên, mức thu nhập tương đương mức bình quân của vùng ĐBSCL. Định hướng phát triển của tỉnh là trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, trung tâm năng lượng sạch của vùng, kinh tế phát triển dựa trên khoa học - công nghệ cao và các động lực tăng trưởng tập trung, hiện đại, khai thác hiệu quả các lợi thế của địa phương và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, phát triển kinh tế luôn gắn với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất của người dân, duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
Lợi thế cạnh tranh, tiềm năng phát triển (nhất là kinh tế biển) chính là động lực để Trà Vinh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030, Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình cao, nằm trong nhóm đầu của vùng ĐBSCL, có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối ĐBSCL và cả nước; kinh tế biển phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đến năm 2050, Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của ĐBSCL, có trung tâm kinh tế biển hiện đại và trung tâm năng lượng sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối hiệu quả với vùng và cả nước.
Để đạt được những mục tiêu này, Quy hoạch tỉnh Trà Vinh đề ra phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội; phân bổ và khoanh vùng đất đai; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật…
Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Trà Vinh, đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 14 đô thị (1 đô thị loại II, 1 đô thị loại III, 3 đô thị loại IV và 9 đô thị loại V).
Cụ thể, đô thị trung tâm gồm TP. Trà Vinh mở rộng (đô thị loại II); thị trấn Càng Long mở rộng (đô thị loại IV) và thị trấn Châu Thành, đô thị Tân An - huyện Càng Long (đô thị loại V); đô thị Hưng Mỹ - huyện Châu Thành (đô thị loại V). TP. Trà Vinh là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và giáo dục - đào tạo của tỉnh, là đầu mối giao thông quan trọng kết nối các đô thị trong tỉnh và các khu vực liên tỉnh.
Các đô thị phía Tây gồm thị xã Tiểu Cần (đô thị loại IV), thị trấn Cầu Kè (đô thị loại V) và thị trấn Ninh Thới (đô thị loại V); là khu vực đầu mối giao thông vùng Tây Nam tỉnh Trà Vinh, kết nối với địa phương trong tỉnh và tỉnh Sóc Trăng.
Các đô thị phía Đông gồm thị xã Duyên Hải (đô thị loại III); các thị trấn: Trà Cú, Định An, Cầu Ngang mở rộng, Mỹ Long, Long Thành và Ngũ Lạc. Đây là động lực phát triển kinh tế biển, khu vực kết nối giao thông trong tỉnh và các tỉnh trong vùng ĐBSCL, đầu mối giao thông hàng hải.
Về phương án quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện: vùng liên huyện phía Đông và vùng liên huyện phía Tây sẽ theo phương án quy hoạch tổ chức các vùng kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời quy hoạch 7 vùng huyện bảo đảm phù hợp mục tiêu, định hướng phát triển tổng thể của tỉnh, gồm huyện Tiểu Cần (định hướng lên thị xã vào năm 2030), Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Về phát triển khu kinh tế: Khu kinh tế Định An sẽ trở thành khu kinh tế động lực của tỉnh và của vùng ĐBSCLvới tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu cùng với các ngành công nghiệp phụ trợ; phát triển khu nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát triển dịch vụ, du lịch với sản phẩm độc đáo gắn với cảng biển, dịch vụ logistics.
Bên cạnh đó, tập trung phát triển 4 khu công nghiệp (KCN), chú trọng hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, hệ thống giao thông nội bộ và giao thông kết nối bên ngoài KCN... Tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN, chú trọng dự ánđầu tư sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, phù hợp quy hoạch của từng KCN. Nghiên cứu phát triển các KCN trong Khu kinh tế ven biển Định An với tính chất đa chức năng.
Đối với cụm công nghiệp, tỉnh sẽ đổi mới, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, tập trung thu hút các nhà đầu tư có nguồn lực tài chính, công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại; thu hút đầu tư vào ngành có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng cao.
Theo kế hoạch, đến năm 2030, tỉnh Trà Vinh sẽ có 8 cụm công nghiệp: Sa Bình (32,58 ha), Bà Trầm (25 ha), Tân Ngại (10,1 ha), An Phú Tân (20 ha), Phú Cần (10,5 ha), Lưu Nghiệp Anh (31,52 ha), Hiệp Mỹ Tây (40 ha), Bình Phú (33 ha).
Đồng thời, tập trung thu hút đầu tư mạnh hơn để phát triển Khu Kinh tế Định An.
Theo Quy hoạch, Khu kinh tế Định An được tập trung phát triển thành khu kinh tế động lực của tỉnh Trà Vinh và ĐBSCL với tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; ưu tiên phát triển các ngành: năng lượng tái tạo, chế biến nông - thủy sản, đóng tàu, công nghiệp phụ trợ; phát triển khu nuôi trồng thủy sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao; phát triển dịch vụ, du lịch với các sản phẩm độc đáo gắn với cảng biển, dịch vụ logistics.