Doanh nghiệp hài lòng chất lượng phục vụ của Hải quan Quảng Ninh | |
Quảng Ninh: Hơn 700 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu | |
Hải quan Quảng Ninh: Thu ngân sách đạt kết quả khả quan | |
Công chức Hải quan có nhiều sáng kiến hữu ích | |
Hải quan Quảng Ninh: Nỗ lực khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu trên tuyến đường bộ |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả, Cục Hải quan Quảng Ninh. Ảnh: Q.H |
Cục Hải quan Quảng Ninh đã chỉ đạo các chi cục hải quan trực thuộc làm việc với các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đơn vị quản lý.
Cơ quan Hải quan đã trao đổi về lợi ích và tính tất yếu của việc chuyển đổi số trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh; việc tham gia chương trình chuyển đổi số hoàn toàn miễn phí, được miễn phí tư vấn, hỗ trợ và được cung cấp tài liệu liên quan đến chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Tính đến ngày 14/6/2022, đã có 15 doanh nghiệp đồng ý tham gia chuyển đổi số.
Theo Kế hoạch chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh sẽ tập trung thực hiện mục tiêu 100% thủ tục hành chính ban hành mới đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất đảm bảo kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số; tối thiểu 50% doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh; 100% người dân có định danh điện tử và mỗi gia đình đều có địa chỉ số; kinh tế số chiếm ít nhất 20% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2022, Quảng Ninh sẽ khẩn trương thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, trong đó một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và logistics… sẽ sớm triển khai và thực hiện chuyển đổi số toàn diện. Từ năm 2022, Quảng Ninh triển khai việc xác thực định danh điện tử công dân qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi giải quyết thủ tục hành chính các cấp.
Tỉnh phấn đấu hết năm 2023 sẽ hoàn thành 8 cơ sở dữ liệu nền tảng quan trọng, gồm: đất đai; cán bộ, công chức, viên chức; y tế; giáo dục; quy hoạch; du lịch; đầu tư công; giao thông.
Từ năm 2024, 100% hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp được số hóa. Đến năm 2025, tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.