当前位置:首页 > Cúp C2

【soi kèo betis】Đề xuất mới điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Đề xuất mới điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa
Đề xuất mới điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Ảnh minh họa

Bộ Y tế cho biết, Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực từ ngày 1/1/2009 và được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo hiểm y tế, là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.

Sau 15 năm triển khai thực hiện, Luật Bảo hiểm y tế đã thực sự đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn, tính phù hợp và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến ngày 31/12/2023, tổng số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,628 triệu người, tương ứng tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số. Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế được điều chỉnh phù hợp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh. Công tác tổ chức khám, chữa bệnh và thanh toán chi phí đã được cải thiện đáng kể về quy trình, thủ tục. Người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi đã được quan tâm trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế theo quy định của Luật.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh như: bất cập về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế; phạm vi được hưởng của bảo hiểm y tế; đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, thông tuyến, chuyển tuyến; mức đóng bảo hiểm y tế; hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; giám định bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế…

Điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, việc quy định hộ gia đình là "một nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế" dựa trên danh sách thành viên trong sổ hộ khẩu chưa tương thích với việc phân nhóm đối tượng tham gia theo "trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế", không phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên và trách nhiệm của thành viên hộ gia đình trong thực hiện bảo hiểm y tế.

Tại dự thảo, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thành "nhóm tự đóng bảo hiểm y tế", trong đó quy định nhóm tự đóng bảo hiểm y tế bao gồm: người thuộc hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình; người sinh sống, làm việc, người được nuôi dưỡng, chăm sóc trong các tổ chức, cơ sở từ thiện, tôn giáo; người Việt Nam không có giấy tờ tuỳ thân, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam; người lao động trong thời gian nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động tự đóng; chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc diện phải đăng ký kinh doanh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế để phù hợp với thực tiễn thực hiện Luật thời gian qua. Trong đó sửa đổi để làm rõ hơn nội hàm của các đối tượng như: học viên Công an Nhân dân tại điểm a khoản 3 bao gồm học viên người Việt Nam và người nước ngoài, con của liệt sỹ tại điểm i khoản 3 bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, tách đối tượng sỹ quan Công an Nhân dân đang hưởng lương hưu trong nhóm đối tượng hưu trí tại điểm a khoản 2 thành 01 nhóm đối tượng riêng để điều chỉnh mức hưởng từ 95% lên 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho tương đồng với mức hưởng của đối tượng cựu chiến binh.

Pháp điển hóa, cập nhật các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế đã được quy định tại các Nghị định của Chính phủ vào nhóm đối tượng tại khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế. Đây là các nhóm đối tượng đã được quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP và đã thực hiện ổn định trong thời gian qua như: người dân các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ hiện đang thường trú tại các xã An toàn khu cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu dân cư về cư trú.

Sửa đổi, bổ sung quy định các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế

Bộ Y tế đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 về các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV thông qua, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 1 tháng trở lên kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn Nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Đồng thời, bổ sung người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam; người lao động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các điểm c, d, khoản 1 Điều 12 và một số đối tượng khác.

Đề xuất 10 nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Đề xuất hướng dẫn kế toán Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm y tế
Các trường hợp được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế năm 2024

分享到: